Nghề Quản lý tòa nhà – lĩnh vực khát nhân lực

Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao ở các đô thị lớn, việc các tòa nhà lớn xuất hiện càng nhiều đòi hỏi một bộ phận quản lý, đơn vị vận hành chuyên nghiệp giúp tòa nhà vận hành là điều đương nhiên. Tuy nhiên, Nghề Quản lý tòa nhà đang khát nhân lực nhưng lại đòi hỏi lao động được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa cao, các tòa nhà cao tầng với công năng làm nhà ở, công sở, văn phòng… phát triển mạnh kéo theo nhu cầu dịch vụ quản lý tòa nhà mang tính chuyên nghiệp. Nghề Quản lý tòa nhà vì thế đang khát nhân lực.

Tuy nhiên, nghề Quản lý tòa nhà yêu cầu lao động được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có những kĩ năng riêng.

Quản lý tòa nhà, anh là ai?

Trước kia, các cơ quan, công sở và một số ít nhà cao tầng đã xuất hiện một lực lượng những người làm nhiệm vụ bảo vệ nhằm kiểm soát khách ra vào, giữ gìn an ninh trật tự. Thời điểm đó, công việc này thường sử dụng lao động với các yêu cầu đơn giản như sức khỏe tốt, lý lịch rõ ràng, cẩn thận…

Hiện nay, nghề Quản lí toàn nhà yêu cầu ngày càng cao hơn, đòi hỏi những phẩm chất như cẩn thận, chu đáo, chi tiết và trách nhiệm với nghề nghiệp. Ngoài ra, công việc của người quản lí tòa nhà đòi hỏi cần phải biết nhiều thứ, từ đơn giản tới phức tạp.

Sau nhiều năm làm công việc xây dựng hệ thống quản lí, hướng dẫn vận hành các công trình cao tầng, anh Phan Thanh Lĩnh, kỹ sư nhà thông minh hiểu tường tận công việc của những lao động vận hành tòa nhà.

Theo anh Lĩnh, Quản lí tòa nhà thường phải có 3 ca trực, mỗi ca 8 tiếng, tối thiểu 3 người trực 24/7. Ở mỗi ca trực, trưởng ca sẽ phân công các nhiệm vụ cụ thể như kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, điện cho từng căn hộ, hệ thống bơm, quạt thông gió… Khi phát hiện các hỏng hóc thì báo cáo lại trưởng ca để đề xuất cũng như có hướng sửa chữa, khắc phục.

camera -chung-cu
Một khu vực làm việc của những người làm quản lí tòa nhà

Cũng theo anh Lĩnh, khi chủ đầu tư xây một tòa cao tầng sẽ thuê một đơn vị vận hành để xử lí các phần việc ngay từ thời điểm có cư dân vào ở hoặc các doanh nghiệp thuê mặt bằng làm văn phòng. Những doanh nghiệp bất động sản lớn đều có bộ phận quản lí tòa nhà riêng để đưa công trình cao tầng vào hoạt động theo các mục đích khác nhau.

Vì chưa có trường đào tạo riêng nên đa phần lao động ở lĩnh vực quản lí tòa nhà đều rẽ ngang từ ngành khác và tự học, tự tích lũy kinh nghiệm.

Từ thực tế công việc, anh Lĩnh cho rằng phần lớn lao động xuất sắc trong lĩnh vực này đều có xuất thân từ lao động ngành điện. Điều này cũng dễ hiểu vì trừ bộ phận lễ tân, an ninh, vệ sinh, việc quản lí tòa nhà hiện đã được số hóa, áp dụng các công nghệ hiện đại mà hầu hết người lao động được đào tạo ngành điện đều nắm bắt và thực hành thuần thục.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, quản lí tòa nhà không thể chỉ một cá nhân mà luôn hoạt động theo ekip. Trưởng ekip chính là người am hiểu nhiều lĩnh vực nhất và có kinh nghiệm chuyên sâu từ điện, nước, dịch vụ, an ninh, trật tự…

Công việc cụ thể của mỗi người quản lí tòa nhà theo anh Lĩnh sẽ khá bận rộn. Trong đó, khâu trực báo cháy, an ninh và hệ thống kết nối toàn tòa nhà được xem như quan trọng nhất.

Xem thêm: >>> Ban quản lý tòa nhà – Chức năng, nhiệm vụ bạn NÊN biết!

 

Bên trong những tòa nhà cao tầng hiện đại cần một hệ thống quản lí vận hành chuyên nghiệp

Không chỉ làm nhiều đầu việc khác nhau, quản lí tòa nhà trong nhiều trường hợp phải tiếp xúc với các chủ căn hộ hoặc khách thuê văn phòng khi xảy ra những vấn đề phát sinh nhằm tìm phương án. Lúc này, ở vị trí chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp, sự mềm mỏng, khéo léo sẽ giúp công việc thuận lợi hơn.

Anh Thành Văn, một người có 10 năm kinh nghiệm quản lí tòa nhà chia sẻ anh từng học nghề điện ra rồi tự học mỗi thứ một ít, tích lũy kinh nghiệm rồi dần nâng cao tay nghề.

Theo anh Văn, công việc này thực sự phải rất linh hoạt mới làm được, phần kĩ thuật đôi khi không khó bằng tiếp xúc khách hàng. “Nhiều khi họ bực rồi mắng mỏ mình cũng cười xoa dịu rồi cùng tìm giải pháp”, anh Văn chia sẻ.

Niềm vui lớn nhất với anh Văn là vào những ca trực đêm, điện thoại không đổ chuông báo điểm này điểm kia có vấn đề cần khắc phục, xử lí hay chuông báo cháy không kêu réo ầm ĩ, vài chục tầng nhà với cả ngàn cư dân được yên giấc sau một ngày vất vả.

Cả trăm phần việc không tên của những người quản lí tòa nhà như anh Lĩnh, anh Văn đã góp phần để những tòa cao tầng lung linh, sạch sẽ và quan trọng nhất là an toàn.

Công việc này xét từ góc độ nào đó góp phần cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và nâng tầm giá trị bất động sản. Việc đào tạo lao động cho lĩnh vực này bởi lẽ đó cũng xuất phát nhu cầu của xã hội.

Quản lí tòa nhà, mã ngành đào tạo đã có nhưng khó tuyển sinh

Quản lí tòa nhà được coi như một lĩnh vực chuyên môn, thậm chí là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ có quy trình khoa học nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của một tòa nhà từ kết cấu, kiến trúc, hệ thống PCCC, thang máy, điện, nước cho đến các tiện ích như vệ sinh, cây xanh và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế, Công nghiệp, đơn vị đầu tiên ở phía Bắc được cấp mã tuyển sinh và đào tạo lao động quản lí tòa nhà. Tuy nhiên, theo ông Khuất Quang Tuấn, Quyền Hiệu trưởng nhà trường, đã 2 năm trôi qua, công tác tuyển sinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, công tác đào tạo vẫn chưa thể triển khai.

Nguyên nhân là phụ huynh và người học chưa thực sự hiểu về công việc này cũng như tiềm năng, cơ hội việc làm của ngành nghề.

Cũng theo thầy Khuất Quang Tuấn, việc chuyển đổi lao động từ các lĩnh vực kĩ thuật khác, đặc biệt lao động ngành điện sang như cách làm lâu nay sẽ khiến người lao động phải tự vận động nhiều hơn, thiếu đi những kĩ năng nhỏ hơn, chi tiết hơn so với khi được đào tạo bài bản.

can-ho-chung-cu
Một không gian sống yên bình, an toàn có sự góp sức của người làm quản lí tòa nhà

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế, Công nghiệp với sự hỗ trợ về quy trình đào tạo quy chuẩn, bài bản của Cộng hòa Liên bang Đức cũng đã có kế hoạch và quyết tâm bắt đầu đào tạo mã ngành Quản lí tòa nhà bắt đầu từ năm nay.

“Ngoài những phương án hỗ trợ các học viên về học phí, cơ hội học tập tốt và được chuẩn hóa, chúng tôi sẽ liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện trả lương cho các bạn từ khi thực tập cũng như tạo cơ hội việc làm ngay khi ra trường”, ông Khuất Quang Tuấn chia sẻ thêm.

Ông Tuấn cho biết lao động nghề quản lý tòa nhà chưa bao giờ lo thiếu việc. Ở những tập đoàn bất động sản hoặc tại những đơn vị chuyên cung cấp lao động quản lí tòa nhà, mức thu nhập của người lao động thuộc diện khá tốt và cũng có cơ hội thăng tiến.

Xem thêm: >>>  Building Care – Phần mềm quản lý tòa nhà chung cư TỐT NHẤT

“Sự am tường về kĩ thuật và lại có khả năng chia sẻ, thuyết phục đối tác trở thành thế mạnh với người làm công việc quản lí tòa nhà, đặc biệt khi lên tới vị trí trưởng ekip”.

Về lâu dài, theo xu hướng chung của xã hội, chung cư, văn phòng cao tầng sẽ phát triển mạnh, phù hợp sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu lao động quản lí tòa nhà cũng tăng theo, ông Tuấn khẳng định.

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191