Nghề quản lý vận hành tòa nhà là một trong những lĩnh vực ngành nghề không thể không nhắc đến trong quản lý Bất Động Sản và chung cư. Với tốc độ gia tăng đô thị hóa hiện nay, tòa nhà, chung cư, khu cao tầng ngày một nhiều, nghề quản lý và vận hành tòa nhà càng được quan tâm hơn cả. Đặc biệt khi họ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao gia tăng giá trị chung cư, đảm bảo môi trường sống – chất lượng sống tối ưu, an toàn cho cư dân.
Nội dung chính
Nghề quản lý vận hành tòa nhà là gì?
Hiểu theo nghĩa đơn giản, nghề quản lý tòa nhà là ngành nghề đặc thù thuộc lĩnh vực Bất Động Sản. Nhiệm vụ chính của người làm nghề này là đảm bảo tòa nhà hoạt động trơn tru, an toàn, và hiệu quả. Cùng đó cung cấp môi trường sống tốt với đa dạng các tiện ích cho cư dân và người sử dụng tòa nhà. Nghề quản lý tòa nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn, nắm rõ các kiến thức và kỹ năng quản lý tòa nhà, và khả năng giải quyết nhanh các vấn đề tại tòa nhà.
Thị trường bất động sản ngày càng sôi động với nhiều quỹ đất được mở rộng, ưu tiên xây dựng các khu chung cư. Đây là cơ hội rất lớn cho lĩnh vực bất động sản nói chung và ngành quản lý tòa nhà nói riêng, và với người đang làm trong nghề quản lý vận hành tòa nhà thì rất cần nâng cao chuyên môn, tối ưu trong cách vận hành, quản lý các công việc,….
Bởi điều này sẽ mang đến ưu thế rất nhiều trong các cuộc đấu thầu “ chọn mặt gửi vàng” quản lý các tòa chung cư của các bên chủ đầu tư bất động sản, khi nhu cầu về nhà ở tăng cao và hoạt động quản lý tòa nhà hiệu quả ngày càng được chú trọng.
Quản lý tòa nhà bao gồm những công việc như thế nào?
Trong lĩnh vực quản lý tòa nhà, có nhiều vị trí công việc khác nhau, bao gồm:
Quản lý tài chính
Việc Thu – Chi và quản lý các chi phí như phí dịch vụ tòa nhà hàng tháng, phí bảo trì/ bảo dưỡng, trông gửi xe,…rất quan trọng, đặc biệt với mô hình quản lý nhiều căn hộ cư dân như tòa nhà chung cư. Ban Quan lý tòa nhà, cụ thể hơn là bộ phận tài chính, kế toán tòa nhà cần xác định phí quản lý và tối ưu hóa các khoản chi tiêu. Và đảm bảo sự minh bạch nhất.
Quản lý nhân sự tòa nhà
Quản lý nhân sự tòa nhà chịu trách nhiệm về việc quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến nhân sự trong tòa nhà, phân bổ công việc chi tiết cho các bộ phận để đảm bảo công tác quản lý và vận hành tòa nhà được trơn tru và đảm bảo theo kế hoạch. Các công việc cụ thể có thể bao gồm:
– Tuyển dụng và đào tạo nhân sự các bộ phận
– Lên kế hoạch, checklist đầu mục các công việc tại tòa nhà
– Quản lý nhân sự, xây dựng chế độ thưởng, phạt
– Giám sát các hoạt động của nhân viên để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng yêu cầu công việc.
Quản lý cư dân và khách hàng
Nghề quản lý vận hành tòa nhà còn được gọi với cái tên “ nghề làm dâu trăm họ” bởi công việc của họ tập trung và liên quan trực tiếp đến cư dân và các khách hàng kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ tại tòa nhà ( sửa chữa thiết bị, siêu thị, quán cà phê,…) .
Với công việc của mình, ban quản lý tòa nhà luôn phái sát sao trong công tác quản lý số lượng cư dân. Cư dân sau khi nhận bàn giao nhà từ chủ đầu tư, ban quản lý cần cập nhật các thông tin như hợp đồng, thông tin cá nhân của chủ hộ lên hệ thống và hướng dẫn sử dụng phần mềm tiện ích chung cư ( nếu có) để họ bổ sung thêm thông tin thành viên của nhà mình, điều này giúp việc quản lý hộ cư dân dễ dàng, nhanh chóng và tránh trường hợp bỏ sót nếu cư dân đến nhận nhà với số lượng lớn.
Bảo trì hệ thống kỹ thuật
Ban quản lý cần đảm bảo rằng tất cả các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như điện, nước, hệ thống điều hòa, bãi xe và hệ thống an ninh hoạt động trơn tru. Ngoài ra, cần lên lịch bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, đáp ứng hệ thống luôn đạt tiêu chuẩn, an toàn để cư dân và khách hàng, cũng như chính bộ phận ban quản lý có một môi trường sống, làm việc và học tập tốt nhất.
Tầm quan trọng của nghề quản lý tòa nhà
Nghề quản lý tòa nhà đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì giá trị và hiệu suất của bất động sản.
Bảo vệ giá trị tài sản
Ban quản lý cần đảm bảo các hoạt động trong công tác vận hành tòa nhà được thực hiện theo đúng mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Và các tài sản như: máy móc, thiết bị hệ thống được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, bởi chính điều này giúp giảm hao mòn thiết bị, tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và mang đến môi trường sống tiện nghi, hiện đại.
Đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định
Quản lý tòa nhà giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn, môi trường và xây dựng, đảm bảo rằng tòa nhà luôn tuân thủ pháp luật và đáp ứng các yêu cầu liên quan đến an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường.
Tối ưu hóa hiệu suất làm việc
Xây dựng quy trình quản lý và vận hành tòa nhà để đảm bảo các công việc từ vận hành cho đến quản lý tại các vị trí làm việc được diễn ra đúng kế hoạch, tiết kiệm thời gian, gia tăng năng suất làm việc và đảm bảo kết quả hoàn thành theo công việc được giao
Nâng cao chất lượng sống cho cư dân
Bằng cách cung cấp dịch vụ và tiện ích tốt, quản lý tòa nhà giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân, đảm bảo rằng cư dân được sống trong một môi trường thoải mái, tiện nghi, an toàn và hiện đại.
Để trở thành người quản lý chuyên nghiệp, người làm nghề quản lý vận hành tòa nhà nên có những kỹ năng gì?
– Kiến thức chuyên sâu: Hiểu biết về lĩnh vực bất động sản, kỹ thuật, và các điều luật liên quan đến quản lý vận hành tòa nhà là rất quan trọng.
– Kỹ năng quản lý: Có khả năng quản lý nguồn nhân lực, công việc, cư dân và khách hàng đang sinh sống/ thuê chung cư. Kỹ năng quản lý dự án cũng rất quan trọng để xử lý các vấn đề liên quan đến sửa chữa và nâng cấp.
– Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với cư dân, nhân viên, và các đối tác là điều quan trọng để giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ tốt.
– Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích thông tin, xác định vấn đề, và tìm kiếm giải pháp hiệu quả.
– Kỹ năng tư duy chiến lược: Có khả năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược để đảm bảo tòa nhà hoạt động hiệu quả và bền vững trong tương lai.
– Tinh thần trách nhiệm: Phải có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt lợi ích của tòa nhà và cư dân lên hàng đầu.
Nghề quản lý vận hành tòa nhà đóng một vai trò quan trọng trong ngành bất động sản và quản lý tài sản. Đối với chủ sở hữu tòa nhà, đảm bảo giữ được giá trị của tài sản và tạo ra lợi nhuận bền vững. Đối với cư dân, đảm bảo môi trường sống an toàn, thoải mái và tiện nghi.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chủ đầu tư, các công ty quản lý vận hành tòa nhà nên ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà, bởi đây là công cụ hữu ích giúp tối ưu hóa quy trình quản lý tòa nhà, các công việc sẽ được sử dụng nhanh gọn và chính xác hơn, cùng đó nâng cao cuộc sống của cả cư dân và người quản lý.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý tòa nhà toàn diện, hãy ứng dụng ngay phần mềm quản lý tòa nhà Building Care của Công ty TNHH Công Nghệ S-TECH ngay hôm nay. Với 20+ tính năng, cùng giao diện quản lý thông minh, tích hợp trên cả Web và App, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn và cư dân của mình một ứng dụng quản lý thông minh, hiện đại và nhiều tiện ích mở rộng.
Nguồn: buildingcare.biz