Phân biệt sự khác nhau giữa quản lý chung cư và văn phòng

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý bất động sản, hai cụm từ “quản lý tòa chung cư” và “quản lý tòa văn phòng” được nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa quản lý chung cư và văn phòng là gì? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể ở bài viết sau đây.

Quản lý tòa nhà là gì?

Quản lý tòa nhà là một công việc nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong tòa nhà được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn nhất. Đây không chỉ là cầu nối giữa chủ đầu tư và khách hàng mà còn giúp chủ đầu tư tiết kiệm được đáng kể chi phí vận hành tòa nhà của mình.

Hiện nay, quản lý tòa nhà được chia thành quản lý tòa chung cư và quản lý tòa văn phòng. Quản lý chung cư và văn phòng sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì nếu như việc quản lý không tốt thì sẽ khiến cho giá trị của tòa nhà sẽ bị giảm xuống.

quan-ly-toa-nha
Quản lý tòa nhà là công việc nhằm đảm bảo các hoạt động trong tòa nhà được diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

Quản lý tòa nhà chung cư

Công việc quản lý chung cư được tiến hành nhằm đảm bảo các cư dân ở đây có một môi trường sống an toàn và lành mạnh nhất. Trung bình một chung cư có tới hàng trăm căn hộ và số cư dân lên tới hàng nghìn người, do đó, nếu không quản lý hiệu quả thì sẽ rất khó đem đến sự hài lòng cho cư dân.

Thông thường, khi chịu trách nhiệm quản lý một tòa chung cư, ban quản lý sẽ phải thực hiện những công việc sau:

  • Chăm sóc toàn bộ cư dân của tòa nhà, giải quyết những kiến nghị và nhu cầu của họ nhanh chóng.
  • Quản lý nhân sự để đảm bảo các công việc được diễn ra một cách hiệu quả nhất.
  • Bảo trì, sửa chữa hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.
  • Quản lý vệ sinh của khu chung cư.
  • Quản lý các khoản phí chung cư.
  • Đảm bảo an ninh của tòa chung cư.
bao-tri-chung-cu
BQL chung cư có nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa hệ thống kỹ thuật của tòa nhà

Quản lý tòa nhà văn phòng

Quản lý tòa văn phòng được hiểu là những công việc giúp cho các khách hàng đang làm việc tại tòa nhà có cảm giác thoải mái nhất và dễ dàng đạt hiệu quả cao tại văn phòng mà họ đang làm việc. Chất lượng của việc quản lý tòa nhà văn phòng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá trị của tòa nhà và số lượng khách hàng thuê văn phòng.

Đơn vị quản lý tòa văn phòng sẽ cần thực hiện một số công việc sau:

  • Chăm sóc khách hàng tại tòa nhà, thường là những công ty, doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm khách hàng.
  • Quản lý tài chính của tòa nhà.
  • Đảm bảo an ninh.
  • Quản lý nhân sự của tòa nhà.
  • Đảm bảo vệ sinh của tòa văn phòng luôn sạch sẽ.
  • Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật.
dam-bao-an-ninh-toa-nha
BQL tòa văn phòng có trách nhiệm đảm bảo an ninh của tòa nhà

Sự khác nhau giữa quản lý chung cư và văn phòng

Đối tượng quản lý

Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa quản lý chung cư và văn phòng chính là đối tượng quản lý. Trong khi đối tượng quản lý của BQL chung cư là các cư dân đang sinh sống tại tòa nhà thì BQL tòa văn phòng lại chịu trách nghiệm quản lý, chăm sóc các khách hàng là công ty, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thường sẽ chỉ thuê văn phòng trong một thời gian nhất định. Các hợp đồng thuê văn phòng hiện nay thường chỉ từ 3 đến 5 năm và đi kèm với những điều khoản gia hạn từ 3 đến 5 năm tiếp theo.

Do đó, ngoài việc chăm sóc khách hàng, BQL văn phòng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm khách hàng mới để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của tòa nhà. Và điều này rất ít thấy đối với công việc quản lý tòa chung cư.

khach-thue-toa-van-phong
Khách thuê văn phòng chủ yếu là những công ty, doanh nghiệp

Thu phí điện, nước, internet… – điểm khác nhau giữa quản lý chung cư và văn phòng

Thông thường, đối với các tòa nhà văn phòng, BQL sẽ có trách nhiệm thu phí điện, nước, internet… của mỗi công ty, doanh nghiệp đang thuê văn phòng trong tòa nhà. Tuy nhiên, đối với các căn hộ đã được hoàn tất bàn giao cho cư dân thì BQL chung cư sẽ không có trách nhiệm thu phí điện, nước, internet… của những căn hộ này. Thay vào đó, các cư dân sẽ thanh toán trực tiếp cho Công ty Điện lực nhà nước, nhà mạng…

Trên đây là một số thông tin cơ bản để làm rõ sự khác nhau giữa quản lý chung cư và văn phòng. Tuy nhiên, có thể thấy dù có sự khác biệt thì đây cũng đều là công việc không hề đơn giản. Nếu như không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thì sẽ rất khó đảm bảo công việc này diễn ra một cách hiệu quả. Do đó, chủ đầu tư nên thuê các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo tòa nhà được vận hành hiệu quả nhất.

Nếu có gặp bất kỳ khó khăn gì, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Building Care để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Thông tin liên hệ:

Nguồn: buildingcare.biz

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191