Phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư: Quy định Cư Dân cần biết!

Cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, nhu cầu sống ở nhà chung cư, các khu đô thị ngày càng nhiều. Việc phát triển các tòa nhà chung cư cao tầng cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, không giống như ở nhà mặt đất, thì khi sống ở chung cư, mỗi chủ sở hữu căn hộ đều phải đóng một khoản chi phí hàng tháng theo đúng quy định được đề ra. Vậy, khoản chi phí dịch vụ chung cư đó gồm những gì?Cách tính như thế nào? Hãy cùng Building Care tìm hiểu rõ hơn về loại phí này nhé!

Phí dịch vụ chung cư là gì? (Phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư)

Phí dịch vụ chung cư : Là toàn bộ các khoản chi phí nhất định cư dân sinh sống tại chung cư (dự án) đó bắt buộc phải nộp hàng tháng cho phía ban quản lý chung cư. Khoản chi phí thu được này được dùng để chi trả cho các hạng mục như bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh khu công cộng, an ninh, bảo vệ, chăm sóc cảnh quan, tiện ích nội khu…

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2009/TT-BXD, giá dịch vụ nhà chung cư, bao gồm:

  • Chi phí dịch vụ nhà chung cư (gồm chi phí trực tiếp, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp quản lý vận hành, chi phí cho Ban quản trị (nếu có));
  • Lợi nhuận định mức hợp lý;
  • Thuế giá trị gia tăng.

Như vậy phí dịch vụ nhà chung cư được xác định bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp quản lý vận hành, chi phí cho ban quản trị. 

phi-dich-vu-chung-cu
Phí dịch vụ chung cư là khoản phí mà mỗi chủ sở hữu căn hộ phải đóng hàng tháng.

Cách tính phí dịch vụ quản lý vân hành chung cư

Theo quy định của Nhà nước, phí quản lý căn hộ chung cư là phí sẽ không tính vào giá bán căn hộ và cư dân có trách nhiệm phải đóng hàng tháng hoặc định kỳ theo quý, tùy thuộc vào quy định của Ban quản lý tòa nhà. Chính vì vậy phí quản lý chung cư tại các tỉnh thành khác nhau cũng có sự khác nhau tùy theo quy mô của dự án và sẽ được ghi trên hợp đồng mua bán.

Phí quản lý chung cư được sử dụng vào mục đích quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật, an ninh bảo vệ, vệ sinh khu vực chung, chăm sóc cảnh quan, hệ thống thang máy, máy bơm, quạt,…

Phí quản lý chung cư được tính theo công thức sau đây:

  • Diện tích thông thủy căn hộ x giá dịch vụ quản lý (đối với căn hộ chung cư)
  • Diện tích sàn sử dụng x giá dịch vụ quản lý (đối với khu nhà ở thấp tầng như biệt thự, liền kề, nhà phân lô…)

Mức phí này được quy định như thế nào trong các văn bản quy phạm pháp luật?

Mức phí quản lý chung cư đã được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:

  • Phí quản lý vận hành chung cư được xác định theo quy định tại Điều 106 của Luật Nhà ở, được căn cứ vào từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành. Trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành do chủ đầu tư quyết định và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ. Sau khi tổ chức được hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ do hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành.
  • Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).

Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích văn phòng, dịch vụ thương mại và diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên

Trường hợp các bên không thỏa thuận được giá dịch vụ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 106 của Luật nhà ở thì xác định theo khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó quy định.

Phí quản lý chung cư được dùng vào những việc gì?

Phí quản lý tòa nhà chung cư được sử dụng để chi trả tất cả các khoản dịch vụ mà ban quản lý chung cư đã sử dụng trong quá trình quản lý và vận hành nhà chung cư. Đối với mỗi loại nhà chung cư khác nhau, sẽ có các danh mục khoản chi phí khác nhau. Các khoản phí đó đều phải thông qua trong Hội nghị nhà chung cư được diễn ra giữa cư dân, chủ sở hữu và ban quản lý tòa nhà nhằm thống nhất các khoản chi phí và quy định của nhà chung cư.

Có rất nhiều cách thức phân loại chi phí như phân loại theo các lĩnh vực trong hoạt động quản lý thì có 4 loại chi phí sau:

  • Phí quản lý tài chính
  • Phí dành cho hoạt động quản lý khách hàng
  • Phí dành cho hoạt động quản lý nhân sự
  • Phí dành cho hoạt động quản lý hệ thống kỹ thuật

Phân loại theo các hoạt động trong tòa nhà thì có những loại phí phổ biến sau:

  • Phí quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật.
  • Phí an ninh bảo vệ.
  • Phí vệ sinh khu vực chung như hành lang, đường nội bộ…
  • Phí chăm sóc cảnh quan
  • Tiền nước cho các khu vực công cộng.
  • Tiền điện dành cho thang máy, máy bơm, quạt và các khu vực công cộng.
  • Phí sửa chữa các thiết bị trong khu vực chung.

Đối với cư dân – người sử dụng tòa nhà thì phải có trách nhiệm nộp phí theo quy định. Có thể khiếu nại trực tiếp lên ban quản lý tòa nhà nếu như gặp phải bất cứ vấn đề gì đối với hoạt động, sự vận hành của tòa nhà.

Đối với ban quản lý: Tiến hành đôn đốc cư dân chưa nộp phí quản lý. Kê khai, báo cáo các khoản thu và chi rõ ràng và chi tiết nhất. Đồng thời giải quyết mọi vấn đề của khách hàng nếu như gặp bất cứ sự cố nào đối với dịch vụ.

Phí quản lý vận hành chung cư bao gồm những khoản gì?

Thông thường phí dịch vụ chung cư sẽ bao gồm các loại phí sau:

Phí dịch vụ chung cư hàng tháng

Đây là loại phí quan trọng và có tính bắt buộc đối với mỗi căn hộ sống tại dự án. Phí dịch vụ chung cư hàng tháng sẽ do ban quản lý đề ra,

Hoặc có thể được thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán/ cho thuê. Chính vì thế trước khi quyết định ký hợp đồng, bạn nên hỏi kỹ chi phí về dịch vụ này để không bị bỡ ngỡ.

Tùy vào loại hình căn hộ là bình dân, tầm trung hoặc cao cấp mà mức phí dịch vụ chung cư hàng tháng sẽ có sự khác biệt đáng kể. Thông thường phí dịch vụ chung cư trung bình mỗi tháng có giá từ 2.500 – 20.500 đồng/m2/tháng. Nếu là dự án căn hộ chung cư giá rẻ, mức phí này sẽ thấp hơn từ 5000 – 10.000đồng/m2/tháng. 

Dĩ nhiên với cách tính phí dịch vụ theo m2, số tiền hàng tháng bạn phải bỏ ra phụ thuộc vào diện tích thực tế của căn hộ. Căn hộ càng rộng càng phải trả phí dịch vụ cao, và ngược lại. 

Thực tế, phí dịch vụ chung cư hàng tháng ở mỗi thành phố luôn có sự chênh lệch đôi chút. Cụ thể phí dịch vụ chung cư tại Hà Nội dao động từ 2.500 đồng – 22.000đ/m2/ tháng. Trong khi phí dịch vụ chung cư ở TPHCM thấp hơn một chút, khoảng 2.500 – 16.500 đồng/m2/tháng.

phi-dich-vu-quan-ly-van-hanh-chung-cu
Ở mỗi dự án chung cư sẽ có mức phí dịch vụ chung cư hàng tháng khác nhau

Ngoài ra, đối với các dự án nhà ở xã hội, hoặc nhà ở dành cho người thu nhập thấp, phí phí dịch vụ chung cư thường được tính khoán theo căn hộ, tức là khoảng 160.000 – 350.000 đồng/ tháng. 

Phí quản lý căn hộ chung cư 

Phí quản lý căn hộ chung cư là loại chi phí gồm phí chi trả cho hoạt động vận hành và phí quản lý nhà ở. Mục đích của loại phí này chính là đảm bảo sự vận hành tốt nhất của hệ thống máy móc, thiết bị hiện có ở chung cư. Phí quản lý căn hộ chung cư theo tiêu chuẩn dao động từ 4.000 – 8.000 đồng/m2/tháng.

Mặt khác, sự chênh lệch về phí quản lý căn hộ chung cư giữa các dự án dù cao cấp hay bình dân cũng không quá lớn. Do đó nếu như ban quản lý chung cư thu nhiều hơn so với mức phí trần mà nhà nước đề ra, bạn hãy cân nhắc thật kỹ chất lượng căn hộ đang ở có hợp lý không. Nếu không, hãy liên hệ và thỏa thuận lại với chủ đầu tư.

Phí gửi xe theo tháng

Phí gửi xe là loại phí cá nhân của mỗi hộ gia đình, nó phụ thuộc vào số lượng xe trong căn hộ. Phí gửi xe cũng sẽ đóng theo tháng, điều này giúp bảo vệ tốt nhất cho tài sản của các cá nhân.

Tùy vào loại xe, phí gửi xe cũng sẽ khác nhau, ví dụ mức phí thu đối với xe máy từ 60.000 – 100.000 đồng/xe/tháng. Còn đối với xe hơi, phí gửi xe dao động từ 700.000 – 1.000.000 đồng/xe/tháng. 

Phí bảo trì chung cư

Phí bảo trì là loại phí dịch vụ chung cư mà bạn chỉ cần nộp một lần trong thời điểm ký kết hợp đồng mua bán căn hộ. Phí bảo trì chung cư sẽ bằng 2% tổng giá trị căn hộ. Như vậy, giá trị căn hộ càng lớn thì phí bảo trì càng cao. Và ngược lại, chung cư có giá thành thấp sẽ trả khoản phí bảo trì nhỏ hơn.

phi-bao-tri-chung-can-ho-chung-cu
Phí bảo trì chung cư chỉ đóng một lần duy nhất khi bạn ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư

Chi phí điện, nước, Internet

Chi phí tiền điện, nước, truyền hình cáp, Internet đều là những khoản phí sinh hoạt mỗi tháng của các hộ gia đình. Nhìn chung, giá điện chưa bao gồm 10% thuế VAT tính theo quy định Nhà nước như sau:

  • Từ 0 – 50Kwh: 1.388 đồng
  • Từ 51 – 100 Kwh: 1.433 đồng
  • Từ 101 – 200 Kwh: 1.660 đồng
  • Từ 201 – 300 Kwh: 2.082 đồng
  • Từ 301 – 400 Kwh: 2.324 đồng
  • Trên 400Kwh: 2.399 đồng

Tiền nước dao động từ 15.000 – 18.000 đồng/m3. Phí internet tại chung cư trung bình 80.000 – 200.000 đồng/ tháng.

Chi phí xử lý rác thải

Đây là chi phí vệ sinh chung bắt buộc, thông thường phí xử lý rác thải dao động khoảng 100.000 – 200.000 đồng/ tháng.

Mức phí quản lý chung cư tại một số tỉnh thành

Khung giá phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quyết định bởi UBND tỉnh thành tại nơi có dự án chung cư đó. Vì vậy, đối với mỗi địa phương khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau.

Khung giá dịch vụ quản lý chung cư thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Hà Nội:

Loại nhà chung cư

Giá tối thiểu
(đồng/m2/tháng)

Giá tối đa
(đồng/m2/tháng)

Nhà chung cư không có thang máy

700

5.000

Nhà chung cư có thang máy

1.200

16.500

Khung giá phí quản lý chung cư tại TP.HCM đối với các dự án thuộc sở hữu Nhà nước được tính như sau:

Loại nhà chung cư

Giá tối thiểu
(đồng/m2/tháng)

Giá tối đa
(đồng/m2/tháng)

Nhà chung cư không có thang máy

500

3.000

Nhà chung cư có thang máy

1.500

6.000

Mức giá trên chưa bao gồm các dịch vụ cộng thêm như bể bơi, tắm hơi, sân tennis, internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cũng như thuế giá trị gia tăng (nếu có). Dù mức phí trên có phạm vi điều chỉnh cho các tòa nhà chung cư do Nhà nước quản lý nhưng cũng được sử dụng làm cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê nhà hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa chủ sở hữu, người sử dụng chung cư với đơn vị quản lý vận hành. Trong trường hợp các chủ thể không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý nhà chung cư thì có thể áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ như đã nêu trên.

Không đóng phí dịch vụ chung cư, bị xử phạt. Đúng hay Sai?

Căn cứ vào Điều 39 Thông tư 2, được quy định trong Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, việc đóng phí dịch vụ chung cư đầy đủ và đúng thời hạn là trách nhiệm của mọi cư dân sinh sống tại dự án đó.

Như vậy, nếu chủ căn hộ không chấp hành theo thỏa thuận ban đầu, sẽ bị xử lý theo như cam kết đã ghi trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

Lúc này, ban quản trị có quyền tạm ngừng cung cấp các dịch vụ ở chung cư, thậm chí căn hộ của bạn có thể bị cắt điện, cắt nước… cho đến khi thực hiện nghĩa vụ nộp tiền đầy đủ.

Phí Quản Lý Chung Cư Có Chịu Thuế GTGT Không?

Theo quy định hiện hành, phí quản lý căn hộ chung cư phải chịu thuế giá trị gia tăng là 10%. Trong đó, Ban quản lý chung cư là chủ thể thu và tính thuế, sau đó nộp lại theo quy định của pháp luật. Khi đóng thuế giá trị gia tăng, chủ căn hộ nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ nhận được hóa đơn theo quy định.

Sự Khác Biệt Giữa Phí Quản Lý Chung Cư Và Phí Bảo Trì Chung Cư?

Phí quản lý chung cư là khoản kinh phí riêng biệt để quản lý vận hành chung cư, tách biệt hoàn toàn với phí bảo trì chung cư 2% mà chủ sở hữu căn hộ đã đóng cho chủ đầu tư trước đó. Việc sử dụng hai loại phí này phải tuân theo quy định của Pháp luật và công khai minh bạch.

Những thông tin trên đây là tổng hợp tất tật các chi phí dịch vụ quản lý nhà chung cư bao gồm những gì mới nhất bạn cần phải nộp hàng tháng khi sinh sống tại bất kỳ dự án căn hộ chung cư nào. Hi vọng rằng các thông tin do chúng tôi mang lại sẽ giúp bạn nắm rõ các kiến thức cũng như thông tin trước khi dọn về ở tại chung cư nhé.

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191