Tạo động lực cho nhân sự bộ phận ban quản lý tòa nhà như thế nào?

Trong đời sống và công việc tháp nhu cầu Maslow đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự là một trong những cách thức hiệu quả để tăng sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp. Đặc biệt, trong môi trường công việc như lĩnh vực quản lý tòa nhà cần sự chuyên nghiệp và chỉn chu thì việc thúc đẩy, “truyền cảm hứng”, tạo động lực cho nhân sự là điều cần có. Xem ngay bài viết dưới đây để áp dụng ngay vào các phòng ban, bộ phận trong ban quản lý ngay nhé!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết nền tảng quan trọng. Thuyết Maslow nhà tâm lý học Abraham Maslow thiết lập dựa trên hình thức phân tầng các cấp bậcViệc phát triển và hoàn thiện các nội dung dưới dạng phân tầng tạo ra sự thuận lợi trong việc tiếp thu và vận dụng lý thuyết trong thực tiễn. 

thap-nhu-cau-maslow-1
Theo Maslow, nhu cầu của con người sẽ được phân thành hai nhóm nhu cầu chính đó là nhu cầu cơ bản (Basic needs) và nhu cầu nâng cao (Meta needs)

Các cấp độ theo tháp nhu cầu MASLOW

CẤP ĐỘ – NHU CẦU CƠ BẢN (Physiological Needs):

– Đảm bảo cơ hội nhân lượng và mức lương hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên.

– Cung cấp điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên.

CẤP ĐỘ – NHU CẦU AN TOÀN (Safety Needs):

– Đảm bảo môi trường làm việc ổn định, không có sự lo lắng về việc mất việc làm hoặc thất thoát kinh tế.

– Cung cấp bảo hiểm y tế và các chế độ bảo hiểm khác để bảo vệ nhân viên khỏi các rủi ro.

CẤP ĐỘ – NHU CẦU XÃ HỘI (Social Needs):

– Tạo ra môi trường làm việc hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ nhân viên trong công việc hàng ngày ( thiết bị công nghệ phục vụ công việc, tài liệu cần thiết,…)

– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong bộ phận và các bộ phận khác trong tòa nhà.

CẤP ĐỘ – NHU CẦU VỀ TÔN TRỌNG (Esteem Needs):

– Đánh giá và công nhận thành tích, năng lực và đóng góp của nhân viên.

– Đảm bảo các cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp để tạo động lực và lòng tin cho nhân viên.

CẤP ĐỘ – NHU CẦU THỂ HIỆN BẢN THÂN (Self-Actualization Needs):

– Cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên để họ có thể phát huy hết tiềm năng và đạt được mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.

– Khích lệ nhân viên thể hiện sáng tạo và đóng góp ý tưởng mới cho quản lý và vận hành tòa nhà.

Quản lý tòa nhà bằng cách tạo động lực cho nhân viên – Ban Quản Lý sẽ đạt được những lợi ích như thế nào?

Nâng cao hiệu suất làm việc: Khi đáp ứng các nhu cầu cơ bản như lương, phúc lợi và môi trường làm việc, các nhân viên sẽ cảm thấy yên tâm và tập trung vào công việc hơn rất nhiều.

Tăng sự hài lòng và cam kết dài lâu: Nhân viên cảm thấy được coi trọng và đóng góp ý kiến của mình. Điều này tạo ra môi trường làm việc tích cực, giúp tăng sự hài lòng và cam kết của nhân viên đối với công việc và đơn vị ban quản lý.

Khích lệ sự sáng tạo và đóng góp: Thay vì uể oải thiếu sức sống mỗi khi đi làm, việc tạo động lực và cảm hứng, giúp nhân viên thể hiện sáng tạo và đóng góp nhiều ý tưởng mới giúp nâng cao nghiệp vụ, phát triển kỹ năng mềm mà trước đây người quản lý chưa biết.  Điều này có thể giúp ban quản lý tạo ra môi trường làm việc đa dạng và phát triển, khuyến khích nhân viên thể hiện tiềm năng và kỹ năng của họ.

Nâng cao sự gắn kết, tương tác với cư dân: Tâm lý vui vẻ, mang đến tinh thần hỗ trợ và phục vụ cư dân và khách hàng một cách tốt hơn. Điều này có thể tạo ra lòng tin và sự hài lòng từ phía cư dân và khách hàng, đồng thời giúp tăng cường danh tiếng và uy tín của tòa nhà và ban quản lý.

Bên cạnh việc ứng dụng các phần mềm quản lý tòa nhà vào quy trình vận hành, ban quản lý cũng cần chú trọng phát triển yếu tố con người trong bộ máy quản lý vận hành tòa nhà như cho tham gia các buổi đào tạo phần mềm/ kỹ năng, các hoạt động trò chơi, trao thưởng nhân viên xuất sắc,…như vậy, sẽ khích lệ, tạo động lực cho các bộ phận nhân viên tại tòa nhà, giúp họ làm việc hiệu quả và đóng góp tích cực vào quá trình quản lý và vận hành tòa nhà.

Nguồn: buildingcare.biz

094.836.9191