5 yêu cầu đảm bảo phòng cháy chữa cháy chung cư

Phòng cháy chữa cháy chung cư là một trong những yếu tổ bắt buộc các chủ đâu tư phải đáp ứng tiêu chuẩn trước khi được cấp phép cho tòa nhà được bàn giao và sử dụng. Những sự cố cháy nổ đã xảy ra đặc biệt là vụ cháy tại chung cư Carina, Hồ Chí Minh khiến 13 người tử vong thật sự là hồi chuông cảnh tỉnh đau đớn dành cho các chủ đầu tư buông lỏng công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy.

1. Trang bị hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động là giải pháp cần thiết và hiệu quả cho các công trình đảm bảo phát hiện sớm các sự cố cháy nổ. Hệ thống này sử dụng một đầu báo khói cảm ứng khói, nhiệt, lửa để phát hiện, cảnh báo và thông báo vị trí đang xảy ra hoăc có nguy cơ xảy ra cháy nổ về trung tâm kiểm soát. Hệ thống hoạt động liên tục 24/7 để giám sát đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho chung cư.

He-thong-chua-chay-nha-chung-cu Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động nếu kết hợp với hệ thống chữa cháy cần ngay lập tức phát tín hiệu để khởi động hệ thống chữa cháy nếu có. Để đáp ứng tính ổn định, hệ thống yêu cầu cần được kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần với bình nạp cũ, 12 tháng/lần với bình mới và bảo trì tối thiểu 24 tháng/lần.

2. Trang bị bình chữa cháy

Đối với tòa nhà chung cư có nguy cơ xảy ra cháy nổ thì việc trang bị bình chữa cháy là điều bắt buộc. Tùy thuộc vào mức độ nguy cơ cháy nổ mà bình chữa cháy được trang bị với định mức riêng. Bình chữa cháy phải được đặt tại vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, bình chữa cháy cần được đặt tại vị trí dễ nhìn, dễ thao tác khi có sự cố xảy ra như góc vuông cầu thang bộ, trên tủ gắn tường khu vực hành lang…

binh-chua-chay Bình chữa cháy luôn cần cho các tòa nhà chung cư

Đối với công trình có mức nguy hiểm thấp, trung bình và cao thì mức yêu cầu trang bị về số lượng bình chữa cháy lần lượt là 150m2/bình; 75m2/bình và 50m2/bình.

Xem thêm:>> Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà chung cư

3. Yêu cầu cho cửa thoát hiểm

Cửa thoát hiểm cho hành lang bộ, sảnh chung cư, không gian chung của tòa nhà được làm tư vật liệu đặc hoặc kính cường lực và được thiết kế để mở tự do từ phía bên trong mà không cần khóa.

Cửa thoát hiểm luôn được tự động đóng kín nhưng không được khóa để cư dân có thể sử dụng khi có hỏa hoạn. Khe cửa cần đảm bảo khép kín để ngăn ngọn lửa và khói tràn vào lối thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

cua-thoat-hiem-chung-cu Cửa thoát hiểm sát với cầu thang bộ

Tòa nhà cao tầng cần thiết kế đảm bảo có ít nhất 2 lối thoát hiểm ra cầu thang bộ để khi có sự cố xảy ra đồng thời cư dân có lối thoát nạn và lực lượng cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

4. Họng tiếp nước chữa cháy

Họng tiếp nước chữa cháy là thiết bị cấp nước, tiếp nước cho xe cứu hỏa hoặc trực tiếp tiếp nước để xử lý đám cháy. Họng tiếp nước chữa cháy được bố trí ở bên ngoài tòa nhà nơi mà xe chữa cháy tiếp cận tòa nhà để cứu hỏa. Nhà chung cư cao hơn 50 mét phải có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy bố trí ở mỗi tầng, điểm xa nhất của tầng phải nằm trong phạm vi 45 mét tính từ họng chờ.

  Họng tiếp nước chữa cháy tại các tòa nhà chung cư

Họng chờ phải được nối với đường ống cấp nước chữa cháy trong nhà và đặt trong khoang đệm ngăn cháy (khoang đệm của buồng thang bộ hoặc chiếu nghỉ của buồng thang bộ hoặc khoang đệm của thang máy chữa cháy).”

5. Hệ thống hút khói hành lang

Nguyên nhân dẫn đến tử vong khi xảy ra cháy là do ngạt khói. Vì vậy hệ thống hút khói hành lang sẽ giúp đưa khói ra khỏi công trình để cư dân có thể dễ dàng thoát ra cầu thang thoát hiểm và di chuyển ra ngoài.

Nguồn: buildingcare.biz

Leave a Reply

094.836.9191