Bảo trì thang máy chung cư là công việc cần được tiến hành theo định kỳ, thường xuyên, cẩn thận theo từng thời điểm nhất định để giúp thang máy có thể vận hành một cách trơn tru và ổn định. Ngoài ra, công tác bảo trì, bảo dưỡng thang máy còn giữ gìn độ bền cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Với môi trường chung cư – nơi thang máy vận hành liên tục với tần suất cao – thì công tác bảo trì, bảo dưỡng chuyên sâu càng trở thành nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu quy trình bảo trì thang máy chung cư, giúp ban quản lý dễ dàng xây dựng quy trình bảo trì bài bản, khoa học và hiệu quả nhất.
Nội dung chính
1. Công tác bảo trì thang máy
Bảo trì hệ thống thang máy chung cư là quá trình kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo thang máy luôn ở trong trạng thái tốt nhất. Việc này sẽ giúp chung cư vận hành ổn định và tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo sự an toàn cho cư dân khi di chuyển trong tòa nhà.
Bảo trì thang máy chung cư không chỉ đơn thuần là hoạt động kiểm tra định kỳ, mà đó là một quy trình kỹ thuật chuyên sâu bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, đảm bảo thiết bị vận hành ổn định và an toàn tuyệt đối. Tùy vào từng dòng thang, thời gian lắp đặt và tần suất sử dụng, đơn vị bảo trì sẽ xây dựng kế hoạch bảo dưỡng phù hợp sẽ giúp hạn chế tối đa hư hỏng bất ngờ, kéo dài tuổi thọ thang máy và đảm bảo quyền lợi cho cư dân trong quá trình sử dụng.
Tần suất bảo trì thang máy quyết định độ bền và an toàn thiết bị, phụ thuộc vào khuyến cáo nhà sản xuất và thực trạng vận hành. Thông thường, thang máy sẽ được bảo trì 1–2 tháng/lần, nhưng với tần suất sử dụng cao như tại các chung cư cao tầng có thể sẽ cần kiểm tra hàng tháng hoặc 2 tuần/lần. Việc tuân thủ lịch bảo trì giúp thang máy vận hành ổn định, giảm rủi ro hỏng hóc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Lợi ích của công tác bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy không chỉ đơn thuần là công việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tòa nhà và người sử dụng. Việc bảo trì đúng quy trình, đúng thời gian giúp thang máy hoạt động an toàn, ổn định và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối
Bảo trì thang máy thường xuyên và đúng quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Quá trình kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi kỹ thuật tiềm ẩn, từ đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố hoặc tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Duy trì vận hành ổn định và sự tin cậy
Sự tin cậy trong vận hành thang máy cũng là yếu tố then chốt cần được chú trọng. Một hệ thống thang máy được bảo trì đúng cách sẽ duy trì trạng thái hoạt động ổn định, hạn chế tối đa tình trạng dừng đột ngột hay xảy ra sự cố giữa chừng. Nó không chỉ đảm bảo sự thuận tiện cho người dùng mà còn giúp các hoạt động tại tòa nhà diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn.
Tối ưu hoá hiệu suất
Công tác bảo trì thang máy còn góp phần tối ưu hóa hiệu quả vận hành và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Khi được bảo trì đúng cách, thang máy sẽ hoạt động trơn tru, tiết kiệm điện năng và giảm hao mòn linh kiện.Việc bảo trì định kỳ còn giúp kỹ thuật viên phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó xử lý kịp thời trước khi phát sinh sự cố lớn sẽ không chỉ tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn giúp thang máy duy trì trạng thái tốt nhất trong suốt vòng đời sử dụng.
Tham khảo:>> Quy trình quản lý kỹ thuật tòa nhà. #Hiệu quả từ【A – Z】
3. Quy trình bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy là công việc bắt buộc phải thực hiện định kỳ để đảm bảo thang máy vận hành ổn định, an toàn và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Vậy quy trình bảo trì thang máy tiêu chuẩn bao gồm những bước dưới đây:
- Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy.
- Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin.
- Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin.
- Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin.
- Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng.
- Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối.
- Chạy thang máy để kiểm tra các thiết bị an toàn.
4. Chi phí bảo trì thang máy
Hiện nay chi phí bảo trì thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng đến giá bảo trì ở các dịch vụ bảo dưỡng thang máy gồm có:
Nguồn gốc xuất xứ của từng loại thang máy
Xuất xứ của thang máy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bảo trì. Với các dòng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, yêu cầu bảo trì thường phức tạp hơn do thiết kế và công nghệ đặc thù. Kỹ thuật viên cần có chuyên môn cao, linh kiện thay thế cũng khó tìm và đắt đỏ hơn. Ngược lại, thang máy được lắp đặt trong nước có cấu tạo đơn giản hơn, nguồn linh kiện phong phú, dễ thay thế nên chi phí bảo trì sẽ thường thấp hơn.
Tải trọng của thang máy
Tải trọng càng lớn thì hệ thống cơ khí và điều khiển của thang máy càng phức tạp. Những thang máy có tải trọng cao phải chịu lực lớn, tần suất vận hành nhiều, đòi hỏi kỹ thuật viên kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ để đảm bảo an toàn. Chi phí bảo trì đối với thang máy tải trọng lớn luôn cao hơn đáng kể so với các dòng thang tải trọng nhỏ như thang máy gia đình hoặc thang máy mini.
Thiết bị và công nghệ tích hợp
Công nghệ trang bị trên thang máy cũng là yếu tố quyết định giá bảo trì. Những thang máy hiện đại, tích hợp nhiều tính năng thông minh như: hệ thống điều khiển từ xa, cảm biến an toàn đa lớp, kiểm soát bằng thẻ từ hay vân tay… đều yêu cầu quy trình bảo trì phức tạp hơn. Kỹ thuật viên không chỉ kiểm tra cơ khí đơn thuần mà còn phải cập nhật phần mềm, đồng bộ hệ thống và đảm bảo các tính năng hoạt động trơn tru.
Loại thang máy
Mỗi loại thang máy sẽ có yêu cầu bảo trì riêng, dẫn tới chi phí khác nhau. Thang máy bình thường có kết cấu đơn giản hơn, ít tầng phục vụ nên chi phí bảo trì thường thấp hơn trong khi thang máy tải khách tại các tòa nhà cao tầng cần kiểm tra toàn diện, từ hệ thống cửa tầng, cabin, buồng máy cho tới hệ thống cứu hộ khẩn cấp, nên chi phí sẽ cao hơn. Đối với thang máy tải hàng, do yêu cầu chịu lực lớn, di chuyển hàng hóa nặng thường xuyên nên công việc bảo trì càng khắt khe vậy nên chi phí cũng tăng theo.
5. Những lưu ý trong quá trình bảo trì thang máy
Bảo trì, bảo dưỡng thang máy là công việc quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vận hành, tuổi thọ thiết bị cũng như sự an toàn của cư dân trong tòa nhà. Để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, hạn chế tối đa sự cố, việc thực hiện bảo trì cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý và đơn vị bảo trì. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà ban quản lý tòa nhà cần nắm rõ trong suốt quá trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy.
Lên kế hoạch bảo trì định kỳ và giám sát lịch trình
Việc xây dựng kế hoạch bảo trì định kỳ là yếu tố tiên quyết để đảm bảo thang máy chung cư luôn được chăm sóc đúng thời điểm, tránh tình trạng kiểm tra trễ hạn dẫn đến một số những hư hỏng nghiêm trọng. Ban quản lý tòa nhà cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị bảo trì để thống nhất lịch trình cụ thể theo từng thời điểm phù hợp. Bên cạnh đó, cần có nhân sự giám sát trực tiếp quá trình thực hiện, ghi nhận đầy đủ nội dung công việc sau mỗi lần bảo trì để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm.
Kiểm tra toàn diện hệ thống điều khiển và vận hành
Trong quá trình bảo trì, kỹ thuật viên không chỉ tập trung vào các hạng mục cơ khí hay vệ sinh thông thường mà cần kiểm tra toàn diện hệ thống điều khiển. Bất kỳ lỗi nhỏ nào về điện hay tín hiệu điều khiển cũng sẽ có thể có những tiềm ẩn xảy ra nguy cơ mất an toàn khi vận hành thực tế.
Ghi nhận đầy đủ lịch sử bảo trì và các dấu hiệu bất thường
Sau mỗi lần bảo trì, kỹ thuật viên cần lập biên bản chi tiết, ghi rõ các hạng mục đã kiểm tra, những lỗi đã khắc phục, cũng như các khuyến nghị cần theo dõi thêm. Trong quá trình vận hành, cư dân hoặc ban quản lý phát hiện dấu hiệu bất thường như thang máy phát ra tiếng kêu lạ, tốc độ di chuyển không ổn định hay hệ thống báo lỗi đột ngột, thì cần ghi nhận ngay vào nhật ký bảo trì và báo cho đơn vị kỹ thuật xử lý kịp thời. Việc này giúp xây dựng dữ liệu lịch sử vận hành đầy đủ, phục vụ cho việc xác định nguyên nhân và xử lý sự cố nhanh chóng, chính xác hơn về lâu dài.
6. Building care – giải pháp toàn diện cho công tác bảo trì và quản lý vận hành tòa nhà
Việc theo dõi và đưa ra kế hoạch bảo trì bảo dưỡng một cách khoa học và sát với thực tế vận hành là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với ban quản lý chung cư. trong thực tế, nhiều tòa nhà vẫn đang quản lý bảo trì theo phương pháp thủ công, ghi chép rời rạc bằng sổ sách hoặc file excel riêng lẻ. Việc đó sẽ không chỉ làm tốn nhiều thời gian, mà còn dễ dẫn đến những sai sót hoặc thiếu thông tin đồng bộ giữa các ca trực và các bên liên quan.
Để tối ưu toàn bộ quy trình vận hành kỹ thuật nhiều ban quản lý hiện đại đã lựa chọn ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà Building Care, nổi bật với module bảo trì bảo dưỡng thông minh. Đây được xem là giải pháp chuyển đổi số toàn diện, giúp số hóa từ lịch bảo trì, quy trình kiểm tra kỹ thuật cho đến báo cáo và cảnh báo sự cố. Building Care sẽ giúp ban quản lý tạo và theo dõi lịch bảo trì tự động, ghi nhận toàn bộ lịch sử bảo trì – bảo dưỡng theo từng thiết bị, từng hạng mục chi tiết. Phần mềm cũng sẽ giúp cảnh báo sự cố ngay khi cư dân hoặc kỹ thuật viên ghi nhận bất thường.

Hãy đăng ký phần mềm Building Care để được trải nghiệm DEMO miễn phí ngay hôm nay!
Nguồn: buildingcare.biz