Điều kiện thành lập ban quản trị tòa nhà?

Khi một tòa nhà, khu chung cư được đi vào hoạt động thì điều kiện thành lập ban quản trị tòa nhà là gì? và khi nào thì ban quản trị tòa nhà chung cư được hình thành. Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp vấn đề.

Ban quản trị tòa nhà là gì?

Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo mô hình như Hội đồng quản trị của công ty CP hoặc Ban Chủ nhiệm của hợp tác xã. Việc thành lập ban quản trị các tòa nhà theo căn cứ như sau:

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư.

Đối với tòa nhà từ 20 căn hộ trở lên, ban quản trị nhà chung cư bắt buộc phải được thành lập để điều hành và giám sát hoạt động tòa nhà, tình hình thu chi tài chính đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Điều kiện thành lập ban quản trị cho một tòa nhà là gì?

Bầu ban quản trị cho các tòa nhà tại hội nghị nhà chung cư

Ban quản trị tòa nhà được thành lập dựa trên kết quả bầu chọn của hội nghị nhà chung cư. Ban quản trị chung cư thường có nhiệm kỳ hoạt động là 03 năm và bầu lại vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ hoặc khi có hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu chọn thay thế.

Hội nghị nhà chung cư lần đầu được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao (bao gồm cả số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán); trường hợp quá thời hạn này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao;

Đối với cụm nhà chung cư, hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao (bao gồm cả số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán) và có tối thiểu 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.

Xem thêm:>> Tài liệu quản lý vận hành tòa nhà mới nhất năm #2022

Số lượng thành viên của ban quản trị 

Đối với một tòa nhà chỉ có một khối nhà thì ban quản trị cần có tối thiểu 03 thành viên. Trường hợp một tòa nhà có nhiều khối nhà chung khối đế nổi trên mặt đất thì mỗi khối nhà có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị.

ban-quan-tri-toa-nha
Hội nghị nhà chung cư bỏ phiếu thành lập ban quản trị

Đối với cụm nhà chung cư thì ban quản trị cần có tối thiểu 06 thành viên. Mỗi ban quản trị cho tòa nhà (cụm tòa nhà) bao gồm 1 trưởng ban quản trị, 1 hoặc 2 phó ban còn lại là thành viên. Nếu chủ đầu tư còn diện tích sở hữu trong tòa nhà (cụm tòa nhà) thì đại diện CĐT có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm trưởng ban quản trị hoặc phó trưởng ban quản trị tại các tòa nhà (cụm tòa nhà mà CĐT còn diện tích sở hữu).

Các quyết định trong hội nghị nhà chung cư

Hội nghị nhà chung cư là cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư đó theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau:

a) Đề cử và bầu Ban quản trị; đề cử và bầu bổ sung, bãi miễn thành viên Ban quản trị trong trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường; thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị; thông qua mức phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;

b) Thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định tại Điều 9 của Quy chế;

c) Thông qua việc lựa chọn doanh nghiệp quản lý vận hành, doanh nghiệp bảo trì nhà chung cư;

d) Thông qua báo cáo công tác quản lý vận hành, bảo trì và báo cáo tài chính của các đơn vị được giao thực hiện;

đ) Quyết định những nội dung khác có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư không nhất thiết phải thực hiện các nội dung quy định tại điểm c và d của khoản này.

Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư phải đảm bảo nguyên tắc theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu và được xác lập bằng văn bản.

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư

1. Số lượng thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Đối với Ban quản trị của tòa nhà chung cư thì có số lượng từ 03 đến 05 thành viên

b) Đối với Ban quản trị của cụm nhà chung cư thì có số lượng từ 06 đến 25 thành viên, trong đó mỗi tòa nhà trong cụm có số lượng từ 03 đến 05 thành viên.

2. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư;

b) Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó Ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư.

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi Hội nghị nhà chung cư bầu Ban quản trị, Ban quản trị có trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp quận để được công nhận. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đăng ký của Ban quản trị nhà chung cư, Uỷ ban nhân dân cấp quận phải ra quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban quản trị tối đa là 03 năm kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp quận ký quyết định công nhận.

Nguồn: buildingcare.biz

18 thoughts on “Điều kiện thành lập ban quản trị tòa nhà?

  1. Pingback: Chế độ kế toán và thực hiện kê khai thuế đối với Ban quản trị nhà chung cư

  2. Pingback: Ban quản trị nhà chung cư: Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn

  3. Pingback: [TỔNG HỢP TỪ A-Z] Điều bạn cần biết về phí bảo trì chung cư – Phần mềm quản lý tòa nhà Building Care

  4. Pingback: Khi ban quản trị nhà chung cư lạm quyền – Phần mềm quản lý tòa nhà Building Care

  5. Pingback: Những “cuộc chiến” dai dẳng ở chung cư: Bao giờ mới được phân giải? - Chuyển Đổi Số

  6. Pingback: [Cần biết] Quy định thu phí dịch vụ nhà chung cư

  7. Pingback: Chế độ kế toán và thực hiện kê khai thuế đối với Ban quản trị nhà chung cư - Chuyển Đổi Số

  8. Pingback: Trầy trật thành lập ban quản trị nhà tái định cư

  9. Pingback: Bất thường phí dịch vụ và giá nhà ở xã hội của Tập đoàn Dabaco

  10. Pingback: Cấm cho thuê lưu trú ngắn ngày trong chung cư

  11. Pingback: Đơn vị thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư

  12. Pingback: Khởi tố nữ thư ký Ban quản trị chung cư Mulberry Lane ở Hà Đông

  13. Pingback: Hướng dẫn lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu từ 01/8/2024

  14. Pingback: Lùm xùm tại Hội nghị Nhà chung cư tại Goldmark City

  15. Pingback: Ban Quản trị Chung cư Iris Garden bị tố thiếu minh bạch

  16. Pingback: Nhiều chung cư 'cấm' cho thuê căn hộ ngắn hạn là hiểu sai luật

  17. Pingback: Bị khóa bánh ô tô, người đàn ông kiện ban quản trị chung cư

  18. Pingback: Xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng nhà chung cư

Leave a Reply

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191