Mâu thuẫn phí bảo trì và nội chiến chung cư

Phí bảo trì – Dễ thu khó đòi

Theo thống kê tính đến tháng 2-2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 919 dự án nhà chung cư (chung cư thương mại và nhà ở tái định cư) được đưa vào sử dụng trong đó có 574/919 nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư và bầu ra được ban quản trị. Nhưng trong số đó chỉ có 287/574 nhà chung cư được chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị tiếp nhận.

Theo quy định, chủ đầu tư sẽ thu phí bảo trì của người mua nhà tương đương 2% giá trị căn hộ khi có thông báo bàn giao nhà. Đối với các phần diện tích giữ lại không bán thì chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán phí bảo trì với đơn giá bằng giá bán căn hộ cao nhất. Nguồn kinh phí bảo trì phải được chuyển về tài khoản tiền gửi tại một trong các tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra ban quản trị, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao nguồn quỹ bảo trì để để BQT vận hành tòa nhà. Tuy nhiên vì nhiều lý do nên việc bàn giao nguồn kinh phí này luôn luôn gặp khó khăn. Tình trạng khiếu kiện kéo dài thường xuyên xảy ra vì nguồn kinh phí này có giá trị rất lớn. Với mức đóng bằng 2% giá trị căn hộ khi mua bán nên giá trị quỹ bảo trì đối với tòa chung cư từ 20 tầng trở lên sẽ vào khoảng 20 tỷ đồng cá biệt với các tòa lớn như Keang Nam mức phí bảo trì lên tới hơn 160 tỷ đồng.

mau-thuan-chung-cu-lien-quan-den-quy-bao-tri

Chung cư CT3 Trung Văn cao 19 tầng với 192 căn hộ đi vào hoạt động từ năm 2012 và đã bầu được ban quản trị vào ngày 24/11/2015. Sau gần 7 năm vận hành thì nhiều hạng mục đã xuống cấp, hệ thống PCCC không đảm bảo an toàn tuy nhiên chủ đầu tư vẫn chây ì bàn giao 4.2 tỷ ( trong số 5.7 tỷ) tiền phí bảo trì dự án. Cư dân bất lực khi chủ đầu tư – Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng nhà Hà Nội tuyên bố trong cuộc họp với đại diện cư dân và cơ quan chức năng: “ Không có tài khoản riêng và không có đủ năng lực để chi trả số tiền còn lại”.

Xem thêm bài viết: >> Quy định về nguồn quỹ bảo trì chung cư

Phí bảo trì – Giao ai cũng dở !

Dễ thu khó đòi là một chuyện nhưng đòi được rồi liệu quỹ bảo trì có được sử dụng hợp lý lại là một chuyện khác. Với khoản tiền hàng chục, hàng trăm tỷ thì không khó để lý giải tại sao người ta sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư một căn hộ rồi dùng hết các mối quan hệ vận động để chen chân vào một vị trí trong ban quản trị tòa nhà. Căn hộ sau đó được bán ngay khi chủ nhân đã chắc chân một ghế trong ban quản trị. Công việc mà người ta vẫn quen gọi là “vác tù và hàng tổng” nay trở thành một nghề, mà đã là nghề thì phải kiếm ra tiền, rất nhiều tiền là khác!

Xem thêm:>> Điều kiện thành lập ban quản trị tòa nhà

Chỉ cần nhẩm tính sơ sơ, với nguồn kinh phí bảo trì lớn như vậy BQT chỉ cần gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng dao động từ 6.0- 7.5%/năm thì ban quản trị cũng có được một khoản kha khá. Chưa nói đến chuyện khi tiền đã vào tay thì việc tranh thủ “lót tay” hay kê khai sai lệch các chi phí bảo trì đi một khoản cũng không quá khó. Tòa nhà xuống cấp phải bảo trì nhưng bảo trì với nhà cung cấp nào, giá cả bao nhiêu, ghi hóa đơn về với số tiền ra sao…tất cả đều nằm trong khả năng của BQT. Thêm vào đó, với các tòa có mặt bằng đẹp thì doanh thu từ việc quảng cáo, đặt standee, tờ rơi, bãi đỗ xe… cũng không hề nhỏ. Việc quản lý chi phí các khoản tiền này thì chỉ “người trong nhà” mới biết.

Đấy thế mới bảo phí bảo trì – giao ai cũng dở!

Để có thêm thông tin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Công Nghệ S-TECH

Tầng 18, tòa Center Building số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: https://buildingcare.biz

Hotline: 094.836.9191

Leave a Reply

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191