Nội quy quản lý vận hành nhà chung cư là gì?

Nội quy quản lý vận hành nhà chung cư là một văn bản tổng hợp những quy tắc mà chủ sở hữu và người sử dụng phải tuân thủ và thực thi. Những nội quy này được đưa ra nhằm đảm bảo anh ninh và sự thống nhất cho các khu chung cư.

Tại sao cần có nội quy quản lý vận hành nhà chung cư?

Nội quy quản lý vận hành nhà chung cư cao cấp là giải pháp để hoạt động của tòa nhà diễn ra suôn sẻ, đồng nhất và hiệu quả. Hơn nữa, việc xây dựng nội quy quản lý vận hành nhà chung cư còn mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Cải thiện và nâng cao điều kiện sống cũng như đảm bảo an toàn cho các chủ sở hữu chung cư.
  • Đảm bảo trật tự an ninh trong các khu chung cư.
  • Tạo nếp sống văn minh cho người dân
  • Đảm bảo và tăng tính thẩm my, chất lượng và vệ sinh của tòa chung cư.
  • Quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong chung cư.
  • Quy định về quản lý, sử dụng những phần sở hữu chung và riêng trong khu chung cư.
  • Quy định về các khoản chi phí liên quan đến việc quản lý và vận hành khu chung cư.
  • Những quy định quản lý nhà chung cư giúp cho việc quản lý, vận hành trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho chủ sở hữu và những người quản lý có liên quan.

Nội quy quản lý vận hành chung cư là gì?

>> Bài viết tham khảo: Quản lý vận hành toà nhà – Chìa khoá “vàng” trong việc nắm giữ lòng tin khách hàng.

Quy định cụ thể về nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư

Mỗi người dân trong khu chung cư phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý nhà chung cư. Dưới đây là những quy tắc cụ thể mà bạn cần biết.

Nội quy quản lý nhà chung cư có những nội dung gì?

Quy định chung về bản nội quy

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật nhà ở 2014, nhà chung cư được xác định có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng kết hợp để ở và kinh doanh. 

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 105 Luật nhà ở, việc quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau: 

  • Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. 
  • Đối với nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.

Nội dung bản nội quy

Bản nội quy quản lý và sử dụng nhà chung cư bao gồm những thông tin quan trọng sau: 

  • Điều 1: Quy định đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư
  • Điều 2: Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư
  • Điều 3: Quy định về việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư
  • Điều 4: Quy định về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi hoặc lắp đặt thêm trong căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng
  • Điều 5: Quy định về việc xử lý khi có sự cố của nhà chung cư
  • Điều 6: Quy định về việc công khai thông tin của nhà chung cư
  • Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
  • Điều 8: Xử lý các hành vi vi phạm.

>>Tải bải đầy đủ: Tại đây

Người có thẩm quyền xây dựng nội quy tòa nhà chung cư

Trong trường hợp chưa tổ chức hội nghị chung cư thì chủ đầu tư sẽ là người có trách nhiệm soạn thảo các nội quy quản lý vận hành nhà chung cư. Những nội quy này sẽ được đính kèm với hợp đồng mua bán, thuê căn hộ. Ngoài ra, bản nội quy này cũng được công khai dán ở các khu vực như nhà sinh hoạt cộng đồng, sảnh cầu thang và khu lễ tân của tòa nhà chung cư.

Đối tượng áp dụng bản nội quy

  • Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư; chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; Ban quản trị nhà chung cư; đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.
  • Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
  • Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Phạm vi điều chỉnh 

Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác (bao gồm căn hộ dùng để ở, cơ sở lưu trú du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác) theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi chung là Luật Nhà ở), bao gồm:

  • Nhà chung cư thương mại;
  • Nhà chung cư xã hội, trừ nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều này;
  • Nhà chung cư phục vụ tái định cư;
  • Nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước đã được cải tạo, xây dựng lại;
  • Nhà chung cư sử dụng làm nhà ở công vụ.

Khuyến khích áp dụng các quy định của Quy chế này đối với nhà chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước mà chưa được cải tạo, xây dựng lại. Đối với nhà chung cư xã hội chỉ để cho học sinh, sinh viên và công nhân ở theo hình thức tập thể nhiều người trong một phòng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Áp dụng nội quy trong vận hành nhà chung cư

Những thuật ngữ trong nội quy quản lý vận hành và sử dụng nhà chung cư

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Nhà chung cư là nhà ở được quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Luật Nhà ở.
  • Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc nhiều khối nhà có chung kết cấu xây dựng hoặc chung hệ thống kỹ thuật công trình được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư là chủ sở hữu vốn hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó có nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là chủ đầu tư).
  • Chủ sở hữu nhà chung cư chủ sở hữu căn hộ và chủ sở hữu diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư.
  • Người sử dụng nhà chung cư là chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà chung cư hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thông qua hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện chủ sở hữu căn hộ hoặc diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư là người đại diện cho chủ sở hữu của mỗi căn hộ, mỗi phần diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư hoặc người sử dụng hợp pháp nếu chủ sở hữu không sử dụng và có ủy quyền hợp pháp (sau đây gọi chung là đại diện chủ sở hữu căn hộ).
  • Nhà chung cư có một chủ sở hữu là nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu đối với toàn bộ nhà chung cư và không có phân chia phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng.
  • Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, trong đó có phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu.
  • Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật dược quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư.
  • Phần sở hữu chung của khu căn hộ là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu khu căn hộ.
  • Phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại là phần diện tích, các hệ thống thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở nhưng chỉ thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của chủ sở hữu khu chức năng này.
  • Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng (nếu có) và các công trình, thiết bị khác được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.

Lời kết 

Trong bài viết trên, Building care đã tổng hợp những thông tin chi tiết về nội quy quản lý vận hành nhà chung cư. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về nội dung của bản nội quy.

Nguồn: Bulidingcare.biz

094.836.9191