Quy trình thay đổi ban quản lý nhà chung cư

Theo quy định đối với những toà nhà chung cư quy hoạch xây dựng từ 20 cân hộ trở lên bắt buộc phải thành lập ban quản lý. Việc thay đôi ban quản lý chung cư cũng cần phải tiến hành theo quy trình, vậy quy trình đó diễn ra như thế nào?

1. Hiểu thế nào về ban quản lý nhà chung cư?

Theo Khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 có quy định: Đối với những tòa nhà chung cư quy hoạch xây dựng từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập Ban quản trị chung cư. Đội ngũ ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Tổ chức này hoạt động theo mô hình hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình chủ nhiệm hợp tác xã.

Ban quản lý nhà chung cư thực chất là một đơn vị quản lý và vận hành nhà chung cư , được ký hợp đồng với Ban quản trị nhà chung cư để thực hiện nhiệm vụ quản lý và vận hành cho nhà chung cư đó.

– Tại Điều 105 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: Đới với nhà chung cư có thang máy thì bắt buộc phải có đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. 

– Chủ Đầu tư có thể trực tiếp quản lý vận hành nhà chung cư hoặc ủy thác cho một đơn vị khác có đủ điều kiện khi chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư. Sau khi tổ chức được hội nghị, thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ ký Hợp đồng dịch vụ quản lý với Chủ đầu tư hoặc đơn vị khác có đủ điều kiện.

Ban-quan-ly-chung-cu

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Thông tư 02/2016/TT-BXD đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để thực hiện các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng đã ký kết với Ban quản trị nhà chung cư.

2.  Điều kiện đối với đơn vị quản lý và vận hành nhà chung cư

Căn cứ theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì đơn vi quản lý vận hành nhà chung cư cần có những điều kiện sau:

– Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải là tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực theo quy định của pháp luật về quản lý/vận hành bất động sản, cụ thể:

+ Phải có tối thiểu các phòng hoặc bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm kỹ thuật; bảo vệ, an ninh; dịch vụ, lễ tân và vệ sinh, môi trường;

+ Các thành viên Ban Giám đốc và các cán bộ làm việc trong các phòng, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn tương ứng với vị trí công việc và phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng.

– Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư ký giữa đơn vị quản lý vận hành và Ban quản trị nhà chung cư. Hợp đồng dịch vụ do các bên ký kết phải tuân thủ mẫu quy định tại phụ lục số 02 của Thông tư 02/2016/TT-BXD về ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư.

– Về giá cả: Giá dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ cụ thể vào từng nhà chung cư. Giá dịch vụ này do Hội nghị nhà chung cư quyết định nhưng không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).

Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích văn phòng, dịch vụ, thương mại và diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô.

3. Quy định về thay đổi ban quản lý chung cư 

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định Trong trường hợp ban quản trị nhà chung cư đề nghị thay thế đơn vị quản lý vận hành thì sẽ tiến hành tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường. Về số lượng người tham dự hội nghị bất thường quy định như sau:

– Đối với toà nhà chung cư phải có ít nhất 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự hội nghị bất thường về việc thau đổi đơn vị quản lý

– Đối với cụm nhà chung cư thì phải có thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự hội nghị bất thường về việc thay đổi đơn vị quản lý. Nếu tại mỗi một tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng mà có tòa nhà đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành hoặc đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành của tòa nhà thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự và chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để quyết định;

Như vậy sau khi tổ chức hội nghị bất thường về việc thay đổi ban quản lý toà nhà chung cư/ cụm chung cư thì cần có tối thiểu 50% chủ sở hữu căn hộ nhận bàn giao tham dự và đưa ra quyết định. Quyết định này sẽ phải được thông qua sự tán thành của thành viên ban quản trị. Cụ thể:

Tại Điều 25 Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD về biểu quyết thông qua các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư như sau:

– Các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư trong đó có quyết định thay đổi ban quản lý sẽ phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu theo quy chế hoạt động của Ban quản trị

– Quyết định thay đổi ban quản lý được lập thành biên bản, có chữ ký của thư ký cuộc họp, các thành viên Ban quản trị dự họp và có đóng dấu của Ban quản trị (đối với trường hợp có con dấu).

– Trường hợp tỷ lệ biểu quyết tán thành việc thay đổi ban quản lý đạt 50% số thành viên Ban quản trị thì kết quả cuối cùng được xác định theo biểu quyết của Trưởng ban hoặc Phó ban chủ trì cuộc họp (nếu vắng Trưởng ban)

– Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các đề xuất sau đây chỉ được thông qua khi có tối thiểu 50% tổng số thành viên của Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư tán thành:

+  Đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành;

+ Quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì;

+  Đề xuất thay đổi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

+ Các đề xuất, yêu cầu của Ban quản trị đối với chủ đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư;

+ Các trường hợp khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Như vậy, theo quy định trên với việc thay đổi đơn vị quản lý vận hành của chung cư thì cần phải có đề xuất và có tổng số thành viên là 50% thành viên Ban quản trị chung cư, cụm nhà chung cư tán thành thì sẽ được thông qua.

Xem thêm: >>>  Top #5 Công ty quản lý tòa nhà UY TÍN nhất tại Hà Nội

4.  Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư

Căn cứ tại Điều 41 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về quyền và trách nhiệm của ban quản trị tòa nhà chung cư như sau:

 Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều 104 của Luật Nhà ở và các quyền, trách nhiệm sau đây:

– Nhận bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhà chung cư; cung cấp một bộ hồ sơ đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Quy chế này, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư;

– Chuẩn bị các nội dung và tổ chức họp hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; thông báo công khai nội dung hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng bảo trì đã ký kết tại hội nghị nhà chung cư;

– Báo cáo kết quả hoạt động, thu, chi tài chính của Ban quản trị, kết quả công việc bảo trì và việc thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để hội nghị nhà chung cư kiểm tra, giám sát, thông qua theo quy định của Quy chế này;

– Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư;

– Chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu nhà chung cư về nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;

– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp hội nghị nhà chung cư, công nhận Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để quyết định thay thế đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp đơn vị đang quản lý vận hành không còn đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư, không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định;

– Bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban quản trị mới sau khi được công nhận;

– Thành viên Ban quản trị nếu có hành vi vi phạm Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của Quy chế này, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;

– Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác quy định trong quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy định tại Quy chế này.

Xem thêm: >>>  Building Care – Phần mềm quản lý tòa nhà chung cư TỐT NHẤT

Ngoài ra, ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 104 của Luật Nhà ở và các quyền, trách nhiệm có liên quan quy định nêu trên trừ quyền Báo cáo kết quả hoạt động, thu, chi tài chính của Ban quản trị, kết quả công việc bảo trì và việc thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để hội nghị nhà chung cư kiểm tra, giám sát, thông qua theo quy định của Quy chế này; Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư;

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191