Đề xuất bỏ thu 2% quỹ bảo trì chung cư

Cuộc chiến “tranh giành” thu phí bảo trì chưa có hồi kết khi mà mỗi năm có hàng trăm vụ biểu tình của cư dân đòi chủ đầu tư, ban quản trì bàn giao, công khai việc sử dụng quỹ bảo trì tòa nhà. Có lẽ vì kiện tụng quá nhiều mà việc giải quyết được dứt điểm lại quá ít nên thời gian gần đây cơ quan chức năng đã tính đến giải pháp “ bỏ thu “ để hạn chế tình trạng này.

Bỏ thu 2% quỹ bảo trì

Trong văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan của Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị bỏ thu 2% quỹ bảo trì nhà chung cư. HoREA dẫn ra rằng, việc tranh chấp khiếu kiện gay gắt kéo dài liên quan đến phí bảo trì diễn ra phố biến tại thành phố Hồ Chí Minh bằng chứng với 44 vụ án tranh chấp liên quan đến nhà chung cư do Sở Xây Dựng thành phố thụ lý thì có đến 34 vụ liên quan đến kinh phí bảo trì (chiếm 77%).

quy-bao-tri

Nguồn kinh phí bảo trì rất lớn từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, gấp nhiều lần vốn điều lệ của các doanh nghiệp nhỏ và trung bình. Do vậy vô hình quỹ bảo trì trở thành “miếng bánh béo bở” để nhiều kẻ xấu sẵn sàng chạy đua vào vị trí ban quản trị để trục lợi hoặc chủ đầu tư cố tình chây ì bàn giao cho ban quản trị tòa nhà.

Do vậy, HoREA đề xuất bỏ thu quỹ bảo trì chung cư 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà vì không cần thiết, không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Thay vì đó, Hiệp hội cho rằng, nên quy định chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì trong thời hạn 60 tháng tương đương thời gian kết thúc bảo hành công trình. Theo đó, việc này sẽ làm giảm gánh nặng cho chủ sở hữu nhà chung cư khi mua nhà đồng thời hạn chế các bất cập liên quan đến việc quản lý, sử dụng minh bạch khoản tiền lớn này.

Cân nhắc về phương án thu trong 60 tháng

Trước mắt việc bỏ thu 2% phí bảo trì chung cư ngay khi bàn giao căn hộ sẽ góp phần giảm đi gánh nặng tài chính cho người mua nhà tại thời điểm giao dịch. Đồng thời hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh liên quan đến tranh chấp, chiếm đoạt & sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí này. Tuy nhiên về lâu dài phương án thu phí bảo trì trong vòng 60 tháng sẽ phát sinh các vấn đề mà những người làm chính sách cần có sự tính toán rõ ràng để đảm bảo hiệu quả vận hành công trình.

Thứ nhất, đối với các căn hộ mà người mua với mục đích để ở lâu dài, không có nhu cầu chuyển nhượng thì việc thanh toán quỹ bảo trì định kỳ hàng tháng trong vòng 60 tháng có thể được xem là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, đối với các căn hộ mà người mua có nhu cầu chuyển nhượng hoặc mua đầu tư thì việc thu phí bảo trì đối với người mua sau không hề dễ dàng nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng với chủ sở hữu trước.

Thứ hai, khi tòa nhà phát sinh các vấn đề cần bảo trì cần phải sửa chữa ngay để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà nguồn kinh phí bảo trì hiện có chưa đủ thì việc thu bổ sung ngay liệu có khả thi? Tiền ở trong túi dân muốn lấy ra cũng không dễ dàng gì, nhất là với những hộ dân có điều kiện khó khăn, không có nhiều tích lũy, thậm chí đang phải mua nhà trả góp thì việc thu tiền là rất khó.

Xem nhiều hơn tại website: buildingcare.biz

Theo Building Care

Leave a Reply

094.836.9191