Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của những toà nhà chung cư cao tầng dẫn đến nhu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tăng lên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết trong hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Building care tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Tổng quan về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các toà nhà
Hệ thống PCCC còn được gọi là hệ thống cứu hỏa hay hệ thống chữa cháy mà các công trình, nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà bắt buộc phải được lắp đặt. Hệ thống được lắp đặt với mục đích nhằm giảm thiểu các thiệt hại của công trình, tài sản, con người khi xảy ra hỏa hoạn.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế phù hợp với bất kỳ công trình nào, từ nhà ở đến chung cư, nhà máy, xí nghiệp, xưởng, nhà hàng và quán bar. Tạo thành một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh. Thiết bị phòng cháy chữa cháy có thể nói là giá trị cốt lõi của một hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.
Tham khảo:>> Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng BẠN nên biết!
Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các toà nhà
Lợi ích của việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các toà nhà
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà mang lại nhiều lợi ích và giữ an toàn cho tất cả mọi người sống trong môi trường đó:
Phát hiện và báo cháy khi xảy ra hảo hoạn
Hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và con người không thể lường trước được. Vì vậy, tất cả các tòa nhà đều phải lắp đặt hệ thống chữa cháy khi đưa vào vận hành. Hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể phát hiện và cảnh báo những người cư ngụ trong tòa nhà.
Hệ thống báo cháy của tòa nhà sẽ cảnh báo cho bạn khi có khói hoặc mùi khét. Từ đó, cư dân nhận được thông báo sớm nhất từ đó có thể chủ động sơ tán để bảo vệ tính mạng và tài sản
Khả năng kiểm soát hoả hoạn
Sau khi báo cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ có những biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để ngăn đám cháy lan rộng. Đặc biệt, hệ thống PCCC phản ứng rất nhanh, phun nước làm giảm sức nóng của đám cháy và ngăn khói lan rộng.
Máy bơm phòng cháy chữa cháy liên tục cấp nước cho hệ thống phun nước sau van báo động. Đám cháy sẽ được dập tắt ngay khi phát hiện để đảm bảo an toàn cho cư dân.
Hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy có những thiết bị gì?
Trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ có nhiều thiết bị cũng như bộ phận cấu tạo nên. Tuy nhiên, dưới đây Building care chỉ liệt kê ra 2 thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đóng vai trò quan trọng nhất.
Hệ thống thiết bị báo cháy
- Thiết bị báo cháy là một sản phẩm chính mà đơn vị nào cũng nên sử dụng và lắp đặt. Hệ thống bao gồm các chi tiết sau:
- Trung tâm điều khiển báo cháy tự động gồm 1 mainboard điều khiển, 1 biến áp, 1 battery và các module.
- Hệ thống thiết bị đầu vào gồm đầu báo cháy (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo cháy …); các công tác khẩn.
- Hệ thống thiết bị đầu ra bao gồm bảng điểm phụ. còi báo động, đèn cảnh báo, đèn thoát hiểm, trình quay số điện thoại tự động.
Hệ thống thiết bị báo cháy được sử dụng
Hệ thống thiết bị chữa cháy
Hệ thống thiết bị chữa cháy thường được chia thành 3 loại như sử dụng nước, bọt và khí
Hệ thống chữa cháy sử dụng nước
Hệ thống chữa cháy bằng nước được biết đến nhiều nhất là spinkler. Đây là hệ thống chữa cháy tự động với các đầu phun khép kín luôn hoạt động liên tục. Hệ thống này thường được lắp đặt ở những khu vực rộng lớn như tòa nhà, khách sạn, trung tâm mua sắm.
Mỗi đầu phun nước đều được trang bị hệ thống báo cháy, khi được kích hoạt sẽ tự động xả nước để dập tắt mọi đám cháy có thể bùng phát trở lại. Mặc dù hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh chóng và không tốn kém, nhưng nó thường là một hệ thống chữa cháy tạm thời và không được áp dụng để dập những đám cháy lớn.
Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt
Khi gặp các đám cháy xăng, dầu thì không được sử dụng nước mà phải dùng bọt để chữa cháy. Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam thường được sử dụng phổ biến. Không dùng bọt để dập tắt đám cháy xăng, dầu.
Khi được kích hoạt, hệ thống chữa cháy bằng bọt sẽ phun bọt lên khắp bề mặt xăng, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa để dập tắt đám cháy. Bọt chữa cháy gồm ba thành phần: nước, chất tạo bọt và không khí. Một vấn đề khi sử dụng hệ thống chữa cháy bọt là bọt được nén trong bình với áp suất cao sẽ rất dễ gây ra cháy nổ.
Hệ thống chữa cháy sử dụng khí
Giải pháp chữa cháy bằng khí phổ biến nhất hiện nay là CO2 lạnh. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, bạn sẽ vô cùng dễ bị bỏng lạnh, nguy hiểm hơn là gây suy hô hấp cho những người xung quanh.
Giải pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề này là sử dụng hỗn hợp khí trơ, hỗn hợp khí trơ phổ biến nhất được sử dụng trong chữa cháy hiện nay là nitơ, carbon dioxide và agon.
Hệ thống thiết bị chữa cháy được sử dụng phổ biến nhất
Quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy không chỉ bảo vệ chủ đầu tư mà còn bảo vệ người dân. Dự án cần thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp với đặc điểm của công trình để có thể khắc phục được các vụ cháy khác nhau.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, người dân và chủ đầu tư chưa ý thức sâu sắc về công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy. Việc thiết kế, lắp đặt các hệ thống phòng cháy báo cháy được phối hợp với cơ quan cứu hỏa. Đáp ứng các yêu cầu và quy định của tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phát hiện ra các đám cháy một cách nhanh chóng tại khu vực xảy ra sự cố.
- Thông báo tín hiệu khi phát hiện có cháy để những người trong khu vực lân cận có ngay biện pháp xử lý thích hợp
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác được cài đặt cùng nhau hoặc riêng biệt.
- Không bị tê liệt một phần hoặc hoàn toàn do cháy trước khi phát hiện cháy.
- Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ bảo mật, an toàn. Hệ thống thực hiện các chức năng được mô tả một cách hoàn hảo mà không có bất kỳ lỗi nào hoặc các trường hợp đáng tiếc khác
- Các tác động bên ngoài làm cho một phần của hệ thống bị lỗi không gây ra các sự cố hệ thống khác.
- Giá thành rẻ và dễ mở rộng quy mô.
Tham khảo:>> Các kỹ năng thoát hiểm khi cháy chung cư BẠN cần biết
Lời kết
Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết không chỉ trong các toà nhà chung cư, mà ở bất kỳ khu vực nào có nhiều người sinh sống. Hiện nay, ở Việt Nam các đám cháy xảy ra ngày một nhiều gây ra những thiệt hại to lớn về cả người và tài sản.
Nguồn: Buildingcare.biz