Đầu năm nay tôi có mua một căn chung cư tại Hà Nội để tiện cho cô con gái tiện việc sinh sống và học tập. Nhưng hàng năm con gái tôi vẫn phải đóng tiền bảo trì chung cư cho ban quản lý nhà chung cư. Vậy, việc con gái tôi phải đóng tiền bảo trì nhà hàng năm như vậy là đúng hay sai?
Theo Luật Nhà ở năm 2014 quy định rõ: nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng của cá nhân, phần sở hữu chung và hệ thống cơ sở hạ tầng sử dụng với mục đích chung cho các hộ cư dân, cá nhân, tổ chức, trong đó bao gồm các căn hộ ở và khu vực hỗn hợp và kinh doanh.
Trong quá trình sử dụng, do có sự hao mòn, xuống cấp nên nhà chung cư phải được bảo trì, duy tu theo định kỳ và theo quy định của pháp luật để đảm bảo sự an toàn cho các cư dân đang sinh sống tại tòa nhà.
Cụ thể, việc bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Các các nhân là chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Việc đóng góp kinh phí bảo trì, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Điều 108 Luật Nhà ở 2014 có quy định rõ thì kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được đóng như sau:
– Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;
– Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
Xem thêm bài viết:>> https://buildingcare.biz/quy-dinh-phi-bao-tri-chung-cu/
Nhưng trường hợp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu trên đây không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu sẽ do chủ đầu tư đóng.
Tuy nhiên, nếu trường hợp phần kinh phí mà chủ đầu tư đóng mà không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các cư dân của nhà chung cư đó (chủ sở hữu căn hộ ở) phải đóng góp thêm kinh phí bảo trì theo quy định.
Theo Buildingcare.biz