Quy định về bãi nhiệm trưởng ban quản trị nhà chung cư

Hiện nay, mỗi tòa nhà chung cư sau khi đi vào hoạt động sẽ dần được bầu ban quản trị chung cư khi đủ điều kiện. Theo quy định của luật pháp Việt Nam, Trưởng ban quản trị chung cư phải luôn công khai về tình hình tài chính, minh bạch, không được tự ý lạm dụng quyền hạn ký kết hay sử dụng dịch vụ của các đơn vị khác khi chưa có sự đồng thuận của các thành viện trong ban quản trị,…Trong trường hợp vị phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu quy định về bãi nhiệm trưởng ban quản trị nhà chung cư qua bài viết sau đây nhé!

Mỗi tòa nhà đều có ban quản trị riêng, quy chế làm việc cũng có thể có 1 số quy định khác nhau, nhưng tựu chung lại thì một tòa nhà để vận hành bình thường thì việc một ban quản trị nhà chung cư phải được kiện toàn và hoạt động đúng quy định của luật pháp.

Theo đó, Ban quản trị và các thành viên trong ban quản trị nhà chung cư nếu vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư và quy chế thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị bãi miễn, thay thế theo quy định của quy chế và bị xử lý vi phạm.

Tham khảo:>> Ban quản trị nhà chung cư được Thành lập khi nào?

Hoạt-động-của-ban-quan-trị-nhà-chung-cư

Nếu trưởng ban quản trị chung cư vi phạm như không công khai, minh bạch tài chính, lạm quyền tự ý ký kết hợp đồng với cấc đơn vị khi không có sự nhất trí của số đông thành viên ban quản trị thì tùy theo mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc xử lý vi phạm sẽ do người có thẩm quyền về lĩnh vực mà trưởng ban đang vi phạm, nếu như bãi miễn thì áp dụng theo quy chế quản lý tòa nhà chung cư ban hành theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.

Theo đó, việc bãi miễn ban quản trị nhà chung cư nếu thuộc vào các trường hợp:

  • Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;
  • Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;
  • Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
  • Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.

Nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh trưởng ban quản trị chung cư có vi phạm, đảm bảo cơ sở để thực hiện bãi miễn thì sau khi bãi miễn Ban quản lý nhà chung cư có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị công nhận Ban quản trị để nộp tại Ủy ban nhân dân cấp quận nơi có nhà chung cư.

Hồ sơ đề nghị công nhận gồm:

– Văn bản đề nghị của Ban quản trị;

– Bản gốc Quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư;

– Biên bản họp hội nghị nhà chung cư về việc bầu lại, bầu thay thế Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị;

– Danh sách Ban quản trị (bao gồm danh sách các thành viên Ban quản trị, vị trí Trưởng ban, Phó ban quản trị);

– Quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua.

Cũng theo quy định, bên ban quản trị đã thực hiện bãi miễn thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp quận nơi có nhà chung cư. Thời hạn giải quyết của ủy ban nhân dân quận là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu bên ban quản trị đã làm đầy đủ hồ sơ mà Ủy ban nhân dân quận vẫn không kiếm tra và ban hành quyết định công nhận thì ban quản trị có thể làm văn bản hoặc trao đổi trực tiếp để xử lý trường hợp chậm trễ này.

Tham khảo:>> Phần mềm quản lý tòa nhà chung cư

Trên đây là một số thông tin về quy định bãi nhiệm đối với trưởng ban quản trị và các thành viên ban quản trị nhà chung cư nếu có vi phạm trong việc quản lý vận hành nhà chung cư. Hi vọng, với những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được vấn đề bãi nhiệm đối với ban quản trị chung cư nhé!

Nguồn: Buildingcare.biz
zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191