Các loại chi phí hàng tháng khi sinh sống tại chung cư

Hiện nay, việc lựa chọn sống tại chung cư đang là xu hướng phổ biến, đặc biệt đối với các gia đình trẻ. Sống ở chung cư đem lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống hơn. Tuy nhiên, khi đã sống tại chung cư đồng nghĩa với việc bạn phải chi trả nhiều loại phí và bạn cần lắm rõ các loại phí khi ở chung cư gồm những gì. Hãy cùng Building Care tìm hiểu các loại chi phí hàng tháng này nhé!

Thông tin quan trọng về các loại chi phí khi sống tại chung cư được pháp luật quy định rõ tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014; Điều 4 và Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BXD. Trong điều luật có nhắc đến những thông tin chính như sau:

  • Khi sinh sống tại chung cư, giá dịch vụ quản lý chung cư các cư dân phải đóng đúng định kỳ. Việc tính chi phí được áp dụng trên mức giá quy định nhân cùng diện tích. Vấn đề này đã được định sẵn trong sổ hồng.
  • Mức giá quản lý từng m2 đều tính dựa vào căn cứ nội dung công việc quản lý. Đồng phải thời đảm bảo sự minh bạch, công khai. Nếu chung cư thuộc quản lý Nhà nước phải được tính giá dịch vụ theo mức ban hành từ UBND cấp tỉnh.
  • Việc sử dụng các khoản quản lý chung cư phải được thỏa thuận giữa cư dân và đơn vị quản lý. Cư dân có trách nhiệm đóng chi phí liên quan.
  • Theo quy định, giá quản lý vận hành chung cư không gồm phí bảo trì sở hữu chung, các loại phí cho việc riêng cư dân,…

Các loại phí khi ở chung cư mỗi ra đình phải đóng hàng tháng, cụ thể 5 loại phí như sau:

1. Phí dịch vụ hàng tháng

Đây là loại phí khi sống ở chung cư mà bạn bắt buộc phải đóng. giá thành loại phí này không có mức cụ thể để bạn dễ dàng tham khảo. loại phí này cao hay thấp tùy thuộc vào chung cư mà bạn lựa chọn để sinh sống như loại chung cư cao cấp, tầm trung hay bình dân chẳng hạn. 

phi-dich-vu-hang-thang
Khi sống tại chung cư bạn bắt buộc phải đóng loại phí này.

Thường thì dựa vào phân khúc chung cư chúng ta cũng có thể tạm định giá loại phí này. Nếu là chung cư bình dân sẽ có mức phí dịch vụ thấp hơn so với chung cư cao cấp. Cụ thể tham khảo tại 2 thị trường chung cư lớn là Hà Nội và TP. HCM như sau:

Tại Hà Nội

Ở thị trường chung cư Hà Nội phí dịch vụ hàng tháng chủ yếu được áp dụng theo Quyết định 34/QĐ-UBND. Mức giá dự kiến được ấn định cho các chung cư thuộc 2 phân khúc nhu sau:

  • Chung cư không thang máy: Mức chi phí đóng đậu giao động tư 700 đồng/m2/tháng đến 5.000 đồng/m2/tháng.
  • Chung cư có thang máy: Chi phí dịch vụ hàng tháng có phần cao hơn. Dự kiến giá thành giao động từ 1.200 đồng/m2/tháng đến 16.500 đồng/m2/tháng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ở thị trường TPHCM được áp dụng theo Quyết định 11/2018/QĐ-UBND. Mức chi phí cho hạng mục dịch vụ hàng tháng của căn hộ chung cư dự kiến là:

  • Chung cư không thang máy: Chi phí xấp xỉ từ 500 đồng/m2/tháng đến 3.000 đồng/m2/tháng
  • Chung cư có thang máy: Chi phí không quá cao. Hầu hết chỉ giao động từ 1.500 đồng/m2/tháng đến 6.000 đồng/m2/tháng.

Lưu ý: Giá dự kiến trên chưa gộp lại các chi phí các dịch vụ gia tăng cũng như thuế giá trị gia tăng.

2. Phí quản lý chung cư

Đây là phí dành cho những hoạt động quản lý và vận hành chung cư được bền lâu, an toàn. Đa phần yếu tố quyết định đến loại chi phí này gồm 2 vấn đề chính. Đó là tiêu chuẩn và chất lượng chung cư. Ví dụ như căn hộ chung cư cao cấp hay phân khúc căn hộ chung cư thường.

Tuy nhiên về cơ bản chi phí quản lý chung cư cũng hợp với mặt bằng chung.  Trong đó mức chi phí quản lý sẽ tỷ lệ thuận với chi phí mua căn hộ chung cư của bạn cũng như diện tích căn hộ. Tức là nếu căn hộ bạn mua bán thuộc phân khúc cao cấp thì chi phí quản lý sẽ cao hơn bình thường. Đây là điều hiển nhiên dù bạn mua bán sản phẩm ở thị trường nào.

cac-loai-phi-khi-o-chung-cu
Chi phí quản lý phụ thuộc vào căn hộ bạn sinh sống cao cấp hay bình dân.

Mức phí quản lý chung cư này cũng tùy từng địa phương có thể tham khảo dưới đây.

Ví dụ:

Chung cư Hà Nội: trung bình từ 5.000/m2 – 10.000/m2.

Chung cư ở Thành Phố Hồ Chí Minh: trung bình từ 7.000/m2 – 18.000/m2.

Thông thường, chủ đầu tư dự án sẽ dùng phí quản lý chung cư vào các công việc sau:

Phí tiện ích cho các khu vực chung, bao gồm:

– Lau dọn và bảo dưỡng các khu vực chung, làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung; Bảo dưỡng sân vườn; Trồng cây, duy trì, chăm sóc và trồng lại các cây ở các khu vực trang trí của toàn nhà…

– Chi phí an ninh.

– Trả lương cho Ban quản lý & chi phí cho các nhân viên liên quan (bảo vệ, nhân viên vệ sinh).

– Công việc hành chính chung.

– Chi phí để mua và thuê trang thiết bị, máy móc cần thiết cho việc quản lý bảo dưỡng khu đất cũng như của tòa nhà.

– Các hạng mục khác theo xác định của chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quyết định vào từng thời điểm để tòa nhà có thể hoạt động và được bảo dưỡng đúng mức.

– Phí sửa chữa, bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà và các dịch vụ liên quan mà thời gian ban đầu chủ đầu tư, sau đó là Ban quản lý cho là cần thiết.

Bao gồm việc sữa chữa, bảo dưỡng và thay thế:

– Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung.

– Thay bóng đèn trong khu vực chung.

– Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng.

– Trang trí và sửa chữa bên ngoài.

– Thiết bị thu gom rác.

– Đường nội bộ.

Xem thêm:>> Quy định về phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

3. Phí gửi xe chung cư

Một trong số các loại phí khi ở chung cư không thể thiếu là phí gửi xe. Mức phí gửi xe tại chung cư thường không có giao động nhiều vì loại phí này được UBND các tỉnh, thành phố quy định rõ cho cho từng địa phương và áp dụng theo. Cụ thể phí gửi xe ở 2 thành phố lớn như Hà Nội và Tp. HCM như sau:

Phí gửi xe ở chung cư tại Hà Nội:

Chi phí gửi xe ở Hà Nội được tuân thủ theo Quyết định 44/2017/QĐ-UBND. Trong đó quy định nêu rõ tùy vào từng phân khúc xe mà giá thành trông giữ sẽ khác nhau. Ví dụ:

  • Phí giữ xe máy tại chung cư: 120.000 đồng/tháng
  • Phí giữ xe ô tô (tùy vào địa bàn, số chỗ xe). Ví dụ xe 9 chỗ giao động từ 500.000 đồng/tháng.
  • Phí trông giữ xe đạp (ngày và đêm): 30.000 đồng/xe/tháng

Phí gửi xe tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh được tính toán chi phí theo Quyết định 6888/QĐ-UBND. Tất nhiên chi phí cũng được tính theo 3 phân khúc cố định. Bao gồm:

  • Chi phí trông giữ xe đạp (ngày đêm): 30.000 đồng đến 50.000 đồng/tháng.
  • Chi phí xe máy: Được chia thành 2 mức giá. Cụ thể nếu xe máy dưới 175m3 thì mức giá gửi xe giao động từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng/tháng. Còn nếu xe máy 175m3 trở lên sẽ cao hơn từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/tháng.
  • Chi phí trông xe ô tô: Xe dưới 10 chỗ dự kiến giá trông giữ từ 750.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng.
phi-gui-xe-chung-cu
Chi phí gửi xe tại chung cư bạn cần biết khi sống tại chung cư.

4. Phí bảo trì chung cư

Theo quy định Điều 108 Luật Nhà ở 2014, Chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư phải đóng 2% giá trị căn hộ; khoản tiền này được tính vào tiền bán nhà mà người mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán nhà.

phi-bao-tri-can-ho
Phí bảo trì chung cư phải đóng sau khi ký hợp đồng mua bán.

Đây là loại phí dùng để sửa chữa, bảo trì căn hộ khi xảy ra trục trặc. Khi ký kết hợp đồng mua bán thì loại phí này chỉ phải đóng một lần duy nhất và đóng ngay sau ký hợp đồng mua bán nhà, điều này sẽ có lợi với mỗi gia đình.

Dự kiến chi phí dự toán bạn cần chi trả là  2% so tổng giá trị căn hộ. Tức là khi bạn mua căn hộ cao cấp có giá thành lớn thì mức chi phí bảo trì bạn cần chi trả cũng tỷ lệ thuận. Và ngược lại nếu căn hộ đó có giá mua bán nhỏ thì phí sẽ ít hơn rất nhiều.

Xem thêm:>> Phí bảo trì chung cư quy định thế nào và do ai quản lý?

5. Một số loại chi phí khác…

Ngoài các loại phí kể trên, khi sống tại các tòa nhà chung cư sẽ phát sinh thêm một số loại chi phí phụ khác bạn cũng cần biết luôn nhu:

  • Phí điện, nước
  • Phí truyền hình internet
  • Phí đổ rác, xử lý rác thải,…

Với các loại chi phí khi sống ở chung cư hiện nay, trung bình với một gia đình với 4 người sinh sống thì mức phí phải đóng hàng háng có thể ở khoảng 2 – 3,5 triệu/tháng, Mức đóng có thể tăng cao hơn nếu diện tích căn hộ gia đình bạn sử dụng có diện tích lớn hơn, và chung cư bạn ở thuộc diện chung cư cao cấp,…

Trên đây là các loại chi phí phải đóng khi sống tại chung cư mà bạn, và mỗi gia đình cần lắm rõ khi đặt bút ký vào hợp đồng mua bán (trong các điều khoản hợp đồng mua bán căn hộ có liệt kê rõ) giúp bạn hạn chế được tình trạng phát sinh chi phí.

Có thể bạn quan tâm:>> Tiêu chuẩn thiết kế chung cư cao tầng bạn nên biết từ A – Z

Nguồn: buildingcare.biz

 

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191