Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là gì?

Hiện nay, khi mua nhà chung cư có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thuật ngữ “Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu” và là vấn đề được bàn luận rất nhiều. Bài viết sau Buildingcare sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này và các vấn đề pháp lý liên quan nhé.

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là gì?

Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về nhà chung cư như sau:

“Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.

Theo đó, về quyền sở hữu nhà chung cư gồm: Nhà chung cư có một chủ sở hữu và nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu. Trong đó, khoản 11 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, gồm phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu.

Tham khảo:>> Quy trình tổ chức hội nghị nhà chung cư mới nhất【năm 2023】

nha-chung-cu-so-huu-nhieu-chu-so-huu
Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là nhà chung cư có từ 2 chủ sở hữu trở lên (Ảnh minh họa)

2. Quản lý chung cư có nhiều chủ sở hữu thế nào?

Nội dung quản lý chung cư có nhiều chủ sở hữu gồm quả lý phần sở hữu chung, sử dụng chung và sở hữu riêng nhà chung cư. Cụ thể:

– Về quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định như sau:

+ Phần diện tích và các hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ.

+ Đối với công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu: Người sử dụng nhà chung cư mà thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo dự án được phê duyệt nhưng chưa bàn giao thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý các công trình này.

Sau khi bàn giao cho Nhà nước thì đơn vị được Nhà nước giao quản lý chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và sử dụng theo đúng mục đích, công năng thiết kế được phê duyệt.

– Đối với công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư mà chủ đầu tư xây dựng để kinh: Chủ đầu tư có quyền sở hữu và chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì công trình này.

– Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích để ở: Các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý, nếu nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì giao cho đơn vị quản lý vận hành quản lý phần sở hữu này.

Trường hợp không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành thì hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc giao cho đơn vị khác quản lý phần sở hữu chung này.

+ Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp:

Trường hợp không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung này.

Trường hợp phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ thì chủ sở hữu khu căn hộ có trách nhiệm quản lý phần sở hữu chung của khu căn hộ.

Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì do đơn vị quản lý vận hành quản lý, nếu nhà chung cư không phải có đơn vị quản lý vận hành thì do chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện quản lý.

Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý; việc quản lý vận hành phần sở hữu chung này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

+ Đối với nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa nhà chung cư: Do các chủ sở hữu hoặc Ban quản trị hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện quản lý theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.

+ Đối với phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư: Ban quản trị của cụm nhà chung cư thay mặt các chủ sở hữu để quản lý phần sở hữu chung này.

Tham khảo:>> Phí dịch vụ chung cư gồm những gì

– Về quản lý phần sở hữu riêng của nhà chung cư hiều chủ sở hữu, Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định như sau:

+ Phần diện tích và các thiết bị thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu: Phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.

+ Chủ sở hữu nhà chung cư có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác quản lý phần sở hữu riêng của mình nhưng việc sử dụng phần sở hữu riêng này phải bảo đảm đúng công năng thiết kế, đúng mục đích đã được phê duyệt và không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác hoặc phần sở hữu chung của nhà chung cư.

3. Nhà chung cư nhiều chủ sở hữu có cần lập Ban quản trị không?

Khoản 1 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư.

Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có thể tự thống nhất về việc thành lập hay không thành lập Ban quản trị.

Điều này cũng có nghĩa, trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên thì bắt buộc phải thành lạp Ban quản trị.

Theo đó, việc đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, Ban quản trị nhà chung cư được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm theo quy định.

Trên đây là giải đáp vấn đề Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là gì? Hi vọng, với những thông tin trên Building Care sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các kiến thức về nhà chung cư trước khi quyết định mua nhà sinh sống tại các khu đô thị, tòa nhà chung cư nhé.

zalo-icon
facebook-icon
094.836.9191