Hiện nay, khi đi vào hoạt động, hầu hết các tòa nhà chung cư đều sẽ không thể thiếu ban quản trị. Đây là một bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản lý và vận hành tòa nhà. Ở bài viết sau đây, S-TECH sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình ban quản trị nhà chung cư.
Nội dung chính
1. Ban quản trị tòa chung cư là gì?
Ban quản trị là một tổ chức trung gian giữa chủ đầu tư, ban quản lý với các cư dân đang sinh sống tại chung cư. Họ có trách nhiệm thay mặt cho các chủ sở hữu, các cư dân để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng chung cư.
Theo quy định về Luật Nhà ở năm 2014, các tòa nhà chung cư có từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập ban quản trị. Nếu các chủ đầu tư trì hoãn việc này thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải tổ chức hội nghị để thành lập ban quản trị tòa nhà.
2. Mô hình ban quản trị nhà chung cư
Theo điều 103 Luật Nhà ở, ban quản trị tòa nhà chung cư sẽ được xây dựng theo mô hình như sau:
– Đối với các chung cư có một chủ sở hữu, ban quản trị chung cư sẽ được tổ chức theo mô hình tự quản.
– Đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu, ban quản trị tòa chung cư sẽ được xây dựng theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã. Hội nghị tòa nhà chung cư sẽ lựa chọn mô hình hoạt động của Ban quản trị cho phù hợp với đặc điểm của từng tòa nhà.
Tùy theo đặc điểm của từng tòa nhà, mô hình ban quản trị nhà chung cư sẽ có số lượng thành viên khác nhau:
– Cụm nhà chung cư: 6 – 25 thành viên.
– Mỗi tòa chung cư: 3 – 5 thành viên.
Thành phần của ban quản trị chung cư sẽ bao gồm: 1 trưởng ban, 1 hoặc 2 phó ban và các thành viên khác do hội nghị chung cư quyết định. Thông thường, ban quản trị sẽ có nhiệm kỳ là 3 năm.
Có thể bạn quan tâm: Điều kiện thành lập ban quản trị tòa nhà
3. Ban quản trị tòa nhà có nhiệm vụ và trách nhiệm gì?
Theo Luật Nhà ở được ban hành năm 2014, ban quản trị tòa nhà chung cư sẽ có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
– Thường xuyên nhắc nhở chủ sở hữu và các cư dân thực hiện đúng nội quy của chung cư.
– Quản lý và sử dụng các kinh phí bảo trì chung cư.
– Đề nghị hội nghị nhà chung cư thông qua các chi phí dành cho việc quản lý vận hành tòa nhà.
– Ký kết hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành tòa nhà.
– Bàn giao lại tất cả hồ sơ, giấy tờ cho ban quản trị tòa nhà mới.
– Phối hợp với các đơn vị chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh ở khu chung cư.
– Thu thập ý kiến của các chủ sở hữu chung cư.
– Được hưởng thù lao theo quy định.
– Thực hiện các công việc khác mà hội nghị nhà chung cư đặt ra.
Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình ban quản trị nhà chung cư mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về vấn đề này. Mọi vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ tới số Hotline: 0948 369 191 để được giải đáp cụ thể!
Nguồn: https://buildingcare.biz